Nghề Công tác xã hội: được công nhận và phát triển.

(hieuhoc_hieuhoc.com), Nghề công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề công tác xã hội đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Công tác xã hội hiện đang là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng và đang giành được nhiều quan tâm của nhiều nhà xã hội học cũng như của các nhà nghiên cứu và các cấp lãnh đạo. Điều quan trọng hàng đầu là phải đào tạo được đội ngũ giảng viên về công tác xã hội cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.

Đặt mục tiêu phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dành kinh phí 2.347,4 tỉ đồng để thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg). Mục tiêu của đề án là xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp.

Theo đề án, sẽ đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 60.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội với các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Trong đó mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hằng tháng bằng mức lương tối thiểu.

Đề án cũng nói rõ việc áp dụng ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp; việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, như cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội, cơ sở tham vấn, tư vấn theo nhóm đối tượng là người già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần, người nghiện ma túy và các đối tượng khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng: đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ công tác xã hội; nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội và thiết lập mạng lưới viên chức công tác xã hội trong các trường học.

Cụ thể là nhà nước sẽ công nhận những người làm việc tại các trung tâm giáo dưỡng, chăm sóc trẻ tàn tật, mồ côi, làm việc tại trung tâm dưỡng lão, trại cai nghiện ma túy sẽ là những người làm nghề công tác xã hội. Bộ sẽ xây dựng thang bảng lương, chế độ trợ cấp cho đối tượng này.

Nghề công tác xã hội hiện là ngành mới đào tạo ở Việt Nam. Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Bạn cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội. Tuy nhiên, ngành này cũng đòi hỏi sự dấn thân, kỹ năng và vốn sống… rất nhiều.

Theo: “Phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam”/(VGP News/Chinhphu VN).

Bài liên quan

Ngành công tác xã hội: nhiều năng động, giàu nhân ái.

(hieuhoc_hieuhoc.com.). Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội là ngành làm những công việc giúp đỡ những nhóm người yếu thế trong xã hội. Những nhóm người không được như những nhóm người khác, đó là: những người già không có khả năng nuôi sống bản thân, những người tàn tật gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc, những trẻ em mồ côi lang thang cơ nhở, những người nghèo không có khả năng cho con đi học, không có cơ hội về vốn để làm ăn….

Chọn trường đăng ký dự thi: Nên chọn ngành nghề phù hợp.

(Hiếu học). Lượng định sức học của mình để chọn trường đăng ký dự thi tức là chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai. Các tiêu chí như: Nhu cầu xã hội đối với ngành nghề, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sức khỏe, khả năng, sở thích đều cần phải được xem xét, đánh giá đúng mức cho phù hợp.

Ngành Tâm lý học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Ngành Tâm lý học đào tạo như thế nào, học ở đâu là tốt nhất? Trường sư phạm có ngành tâm lý không, đào tạo như thế nào? Sau khi tốt nghiệp, ra trường làm việc ở đâu? Hành nghề tư vấn Tâm lý cần những tố chất gì ?

Ngành tâm lý học có công dụng gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tâm lý học là khoa học nghiên cứu sự xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người. Tâm lý học đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, không đâu là tâm lý học không luồn lách tới…

Nhà Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội

( hieuhoc_hieuhoc.com) Vì sao con người trở thành những kẻ sát nhân điên cuồng ? Vì sao có những người ôm khư khư thành kiến về chủng tộc trong suốt cuộc đời, trong khi những người khác thay thế hận thù bằng lòng bao dung và sự tôn trọng ? Nếu bạn say mê với những câu hỏi này, bạn nên suy nghĩ về việc trở thành một nhà tâm lý nhân cách học hoặc tâm lý xã hội học.  

Cùng chuyên mục