Kinh tế ? Kinh tế học ?
Kinh tế học là một môn khoa học xã họi nghiên cứu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hoá. Sản phẩm chủ yếu của kinh tế học là những lý thuyết, học thuyết, tính quy luật, quy luật phát triển…
Quản lý ? Quản lý kinh tế ?
Quản lý có thể hiểu là tổng hợp các quá trình: xác định mục tiêu; phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thức hiện mục tiêu; kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu. Mục tiêu chung của quản lý kinh tế là hướng tới hiệu quả kinh tế – xã hội.
Trở thành một nhà quản lý kinh tế, ít nhất bạn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Đưa ra mục tiêu hoạt động của tổ chức: xác định mục tiêu chung của tổ chức, tạo môi trường gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức…
– Thiết lập hệ thống tổ chức: tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức triển khai các hoạt động, tổ chức hệ thống thông tin, tổ chức nhân sự…
– Lãnh đạo, chỉ huy và điều hành các hoạt động thực hiện mục tiêu.
– Động viên, kiểm tra và giám sát các hoạt động
– Đánh giá, phân tích, tổng kết các hoạt động đã thực hiện.
Hiện nay ở nước ta, các ngành cụ thể trong nhóm ngành kinh tế và quản lý đang được đào tạo chia làm ba nhóm chính:
– Kinh tế và quản lý chung, chẳng hạn như kinh tế học, kinh tế chính trị, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế..
– Kinh tế và quản lý theo đốii tượng (theo ngành hoặc theo vùng) như kinh tế và quản lý công nghiệp, kinh tế và quản lý thương mại, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế quốc tế, kinh tế và quản lý đô thị…
– Kinh tế và quản lý theo chức năng chẳng hạn như kế hoạch, kinh tế tài chính ngân hàng, kinh tế nguồn nhân lực, kinh tế đầu tư, kinh tế bảo hiểm, kinh tế và quản lý môi trường…
MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH TRONG KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
- Kinh tế học
- Kinh tế chính trị
- Kinh tế phát triển
- Quản lý kinh tế
- Kinh tế và Quản lý công
- Kinh tế và Quản lý công nghiệp
- Kinh tế và Quản lý thương mại
- Kinh tế nông nghiệp
- Kinh tế Quốc tế
- Kinh tế và Quản lý đô thị
- Kinh tế kế hoạch
- Kinh tế tài chính công
- Kinh tế đầu tư
- Kinh tế bảo hiểm
- Kinh tế và Quản lý địa chính
- Kinh tế và Quản lý môi trường
NƠI LÀM VIỆC VÀ CÔNG VIỆC CỦA CHUYÊN VIÊN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Ở các cơ quan quản lý Nhà nước việc kinh tế, từ TƯ đến địa phương, nhân viên kinh tế và quản lý thực hiện một số công việc chủ yêu:
– Hoạch định phát triển kinh tế: tiến hành lập, thiết kế và thẩm định…
– Dự báo phát triển kinh tế tiến hành các công việc với việc sử dụng các phương pháp, công cụ hỗ trợ đễ đưa ra các kết quả dự báo về định lượng, định tính hay xu thế phát triển kinh tế trong dài hạn, trung hạn và kể cả trong ngắn hạn.
– Phân tích kinh tế
– Tổ chức và điều phôi các hoạt động kinh tế
– Kiểmm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế
– Nghiên cứu, tham mưu, cố vấn hay tư vấn về chính sách kinh tế, phương án tổ chức hệ thống kinh tế và hệ thống quản lý kinh tế theo yêu cầu.
Ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nhân viên kinh tế và quản lý thực hiện số công việc chủ yếu như:
– Hoạch định phát triển doanh nghiệp:
– Phân tích và dự báo phát triểnn kinh doanh
– Tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh
– Điều hành, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
– Chuẩn đoán doanh nghiệp
Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành nghiên cứu viên, cán bộ giảng dạy về kinh tế và quản lý tại các viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh…
NHỮNG LÝ DO ĐỂ BẠN LỰA CHỌN NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
- Cơ hội khám phá hiểu biết thế giới
- Môi trường làm việc năng động và luôn thay đổi
- Khả năng hội nhập quốc tế về ngành nghề cao
- Có thể trở thành nhà lãnh đạo cao cấp
- Thu nhập cao
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG BƯỚC VÀO NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
- Tư duy kinh tế
- Kiến thức cần tích luỹ
- Kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp của nhà kinh tế và quản lý
HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Ở ĐÂU ?
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
BẠN QUYẾT ĐỊNH
Là kinh tế gia tương lai đầy triển vọng. Ngay từ bây giờ bạn nên tìm hiểu và khám phá các vấn đề kinh tế, kinh doanh và quản lý kinh tế để tích luỹ vốn kiến thức cần thiết cho mình khi bước vào đời. Bạn nên nhanh chóng suy nghĩ và quyết định định hướng nghề nghiệp vì thời gian không chờ bạn.
Nguồn: tuoitrehuongnghiep.com