Ngành Sinh học: nghiên cứu về sự sống

(Hiếu học) Sinh học là một môn khoa học về sự sống. Ngành Sinh học trang bị kiến thức về các qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu sự sống, có khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết những vấn đề liên quan đến sinh học. Ngành này gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật, di truyền học, tài nguyên môi trường, vi sinh – sinh học phân tử và sinh hóa.

Mấy năm trở lại đây, ngành Sinh học điểm chuẩn kháthấp, chỉ từ 14 – 20 điểm. Những trường đào tạo ngành sinh học gồm: Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm 2, ĐH Cần Thơ…

Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng

Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, các phương pháp nghiên cứu, những kiến thức cơ bản về sinh học, nguyên lý cơ bản và các quá trình sinh học ở mức độ khác nhau của khoa học sự sống (phân tử, tế bào, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã); mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường ngoài; những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành.

Ngoài ra, sinh viên được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như phương pháp thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, kỹ năng thực hành; tiếp cận những trang thiết bị máy móc, phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập; có khả năng ứng dụng sinh học vào giải quyết bài toán thực tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội. Khi tốt nghiệp, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận công việc phù hợp với chuyên môn tại bất kỳ nơi nào trong và ngoài nước; làm việc tại viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, các bệnh viện, khu công nghiệp tập trung, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức sinh học.

Sinh viên tốt nghiệp có thể giảng dạy sinh học ở trường ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông; nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh thái và tài nguyên sinh vật, sinh học thực nghiệm, công nghệ sinh học ở các cơ quan nghiên cứu; làm việc ở các cơ quan quản lý và doanh nghiệp liên quan đến sinh học và môi trường.

Điểm chuẩn Ngành sinh học năm 2010

ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội): 17 điểm (Khối A) và 20 điểm (Khối B).

ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM): 16 điểm.

ĐH Sư phạm 2: 14 điểm.

ĐH Sư phạm Hà Nội: 16,5 điểm (khối A) và 16 điểm (Khối B).

ĐH Cần Thơ 14,5 điểm.

Ngành Sinh học gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật, tài nguyên môi trường, vi sinh – sinh học phân tử và sinh hóa. Lưu ý: Chuyên ngành sinh hóa khác với ngành hóa dược và ngành Sinh học khác với ngành Công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học là bộ môn tổng hợp của các ngành khoa học và công nghệ như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học… nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động – thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Một số chuyên ngành công nghệ sinh học hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô – công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin – sinh học. (Xem thêm: Công nghệ Sinh học: Cơ hội nghề nghiệp).

Ngành Sinh học: Trong khi đó, ngành Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Người học sẽ được trang bị kiến thức về các qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu hệ thống sống, có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh học. Hiện ngành này gồm các chuyên ngàn h: sinh học động vật, sinh học thực vật, tài nguyên môi trường, vi sinh – sinh học phân tử và sinh hóa. Ngành sinh học hằng năm thường chỉ tuyển sinh khối B (chỉ ĐH KH Tự nhiên tuyển cả 2 khối A,B) và điểm chuẩn ngành Sinh học thường thấp hơn điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học (tuyển khối A và B).

– Ngành Hóa sinh hay sinh hóa là môn khoa học nghiên cứu đến những cấu trúc và quá trình hóa học diễn ra trong cơ thể sinh vật. Đây là một bộ môn giao thoa giữa hoá học và sinh học, và lĩnh vực nghiên cứu có một số phần trùng với bộ môn tế bào học, sinh học phân tử hay di truyền học. Nó là một môn học cơ bản trong y khoa và công nghệ sinh học. Với những diễn tiến trao đổi chất diễn ra trong các cơ quan của cơ thể sống, môn học này giúp con người hiểu rõ cơ chế cũng như các thay đổi trong cơ thể sống. Trong khi đó, ngành hóa dược là ngành ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội… Năm 2010, điểm chuẩn ngành Hóa dược dao động từ 17-23,5 điểm. Những trường đào tạo ngành Hóa dược gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Dược Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ… (Xem thêm: Nhóm ngành Hóa học)

Khánh Hoa tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Công nghệ Sinh học: Cơ hội nghề nghiệp.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công nghệ sinh học là bộ môn tổng hợp của các ngành khoa học và công nghệ như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học... nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động - thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm – Sinh học.

(Hiếu học). Muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không?

Nhóm ngành Khoa Học - Công Nghệ - Kỹ Thuật.

(Hiếu học). Bạn yêu thích và có khả năng về các môn khoa học tự nhiên? Bạn sẽ thi vào các ngành Lý, Hóa hay Công nghệ sinh học? Tương lai sẽ làm việc trong ngành Cơ khí, Điện - Điện tử, Cảnh quan, Môi trường? Sau đây là một số giải đáp thắc mắc của nhóm ngành Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật và các nhóm ngành mới. 

Nhóm ngành Tài nguyên và môi trường

(hieuhoc_hieuhoc.com) Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành môi trường hiện nay có gần 50.000 người. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường cần bổ sung lực lượng, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới...     

Tỷ lệ nữ trong lĩnh vực kỹ thuật ngày càng cao

(Hiếu học) Những năm gần đây, nguồn nữ kỹ sư, nữ kỹ thuật viên trong lĩnh vực kỹ thuật chưa nhiều nhưng đã bắt đầu có sự gia tăng. Các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư giỏi, không phân biệt nam hay nữ, nhất là lĩnh vực có tính chuyên môn cao. Cơ hội công việc tùy vào... 

Nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ Vật Liệu

(Hiếu học) Nhóm ngành Vật Liệu phù hợp với những người yêu thích lĩnh vực vật liệu, có khả năng quan sát, khám phá, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề. Về đào tạo, hiện có hai hướng đào tạo chính gồm kỹ thuật vật liệu và công nghệ vật liệu. 

Cùng chuyên mục