(Hiếu học) Ngành Nông Lâm là ngành nghề có tiềm năng phát triển và xã hội rất cần. Hàng năm, sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra trường đều có việc làm, nhưng cũng không đủ số lượng nguồn nhân lực để thỏa mãn yêu cầu của thực tế.
Ngành Nông lâm nhiều cơ hội việc làm
Tiến sĩ Võ Thái Dân, quyền Trưởng khoa Nông học Trường ĐH Nông lâm TP HCM cho biết: Nông học là ngành học chuyên nghiên cứu các vấn đề trong nông nghiệp, với kiến thức rất rộng liên quan nhiều lĩnh vực (chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng).
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông học rất lớn, có thể làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, viện sinh học nhiệt đới, các Sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông, chi cục hay trạm bảo vệ thực vật, trung tâm giống cây trồng, nông trường, nông trại, trang trại, công ty nhà nước hay liên doanh hoặc tư nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp…
Trong đó, Bảo vệ thực vật là chuyên ngành “hot” của ngành Nông học được nhiều trường đào tạo và cơ hội làm việc khá cao.
– ĐH Nông lâm TP.HCM: tuyển sinh tại Ninh Thuận 6 chuyên ngành
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vừa cho biết từ kỳ thi tuyển sinh năm 2011, phân hiệu của trường tại tỉnh Ninh Thuận sẽ bắt đầu tuyển 6 chuyên ngành đào tạo ĐH gồm: nông học (thi hai khối A, B, 50 chỉ tiêu), công nghệ thông tin (khối A, 50 chỉ tiêu), quản lý đất đai (thi hai khối A, D1, 50 chỉ tiêu), kinh tế tài nguyên – môi trường (thi hai khối A, D1, 50 chỉ tiêu), kinh tế nông lâm (thi hai khối A, D1, 50 chỉ tiêu), quản lý môi trường và du lịch sinh thái (thi hai khối A, B, 50 chỉ tiêu). Phân hiệu ĐH Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận chỉ tuyển thí sinh các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của trường tại TP.HCM và hai phân hiệu (Gia Lai, Ninh Thuận) trong năm nay là 5.100, trong đó có 400 chỉ tiêu bậc CĐ. (Xem thêm: Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 trường ĐH Nông lâm TPHCM)
– ĐH Nông lâm Huế (DHL)
* Các ngành đào tạo đại học: 1.400
– Nhóm ngành tuyển sinh khối A: 250 chỉ tiêu gồm Công nghiệp và công trình nông thôn; Cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm; Công nghệ thực phẩm; Chế biến lâm sản;
– Nhóm ngành tuyển sinh cả 2 khối A, B: 900 chỉ tiêu gồm Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Bảo quản chế biến nông sản; Khoa học nghề vườn; Lâm nghiệp; Chăn nuôi – Thú y; Thú y; Nuôi trồng thuỷ sản (có các chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản, Ngư y); Nông học; Khuyến nông và phát triển nông thôn; Quản lí tài nguyên rừng và môi trường; Khoa học đất; Quản lí môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Nhóm ngành tuyển sinh cả 2 khối A, D1: 250 chỉ tiêu gồm Quản lí đất đai (có các chuyên ngành: Quản lí đất đai, Quản lí thị trường bất động sản); Phát triển nông thôn.
* Các ngành đào tạo cao đẳng:300 chỉ tiêu gồm Trồng trọt; Chăn nuôi – Thú y; Nuôi trồng thuỷ sản; Quản lí đất đai; Công nghiệp và công trình nông thôn.
* Liên kết đào tạo theo địa chỉ tại Trường Đại học An Giang (DHL): 250 chỉ tiêu (khối A,B) gồm Bảo vệ thực vật 100 CT; Quản lý tài nguyên rừng và môi trường 100 CT; Chăn nuôi – Thú y 50 CT.
– Đại học Lâm nghiệp Việt Nam: Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 của trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam là 1.900 chỉ tiêu. Đào tạo tại cơ sở chính của trường là 1.800 và 100 chỉ tiêu ngành kế toán tại cơ sở II ở Đồng Nai. (Xem chi tiết bấm tại đây)
Điểm chuẩn ngành Nông lâm (2010): Hầu hết các ngành đều có điểm chuẩn bằng điểm sàn
ĐH Nông nghiệp Hà Nội: Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau, hoa quả và cảnh quan: khối A: 13 điểm, khối B: 14,5 điểm.
Trường ĐH Nông Lâm TP HCM: khối A: 13 điểm, khối B: 14 điểm. Ngoại trừ Công nghệ hóa học (khối B) 17 điểm; Bác sĩ thú y (khối A) 14 đ., khối B 15 đ; Dược thú y khối A 14, khối B 15 đ; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái khối B 16 điểm…
Trường ĐH Cần Thơ: Trồng trọt, Công nghệ giống cây trồng, Nông nghiệp sạch, Nông học: khối B: 14 điểm; Bảo vệ thực vật: khối B: 15,5 điểm.
Trường ĐH An Giang: Trồng trọt: 14 điểm. Trường ĐH Tây Nguyên: Khoa học cây trồng: khối B: 14 điểm. Trường ĐH Đà Lạt: Nông học: khối B: 14 điểm…
Trường ĐH Nông lâm Huế: 13, 14 điểm…
Trường ĐH Lâm nghiệp Việt nam: Các ngành khối A, D1 13 điểm; Các ngành khối B 14 điểm; Công nghệ sinh học (B) 17 đ; Quản lý tài nguyên thiên nhiên (B) 15 đ; Thiết kế, chế tạo đồ mộc và nội thất (khối V) 17 đ; Lâm nghiệp đô thị (V) 18 điểm.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: giảm 3 điểm cho chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thực hiện chủ trương khuyến khích đào tạo theo nhu nhu cầu xã hội của Bộ GD-ĐT, điểm mới nhất trong kế hoạch tuyển sinh của trường trong năm 2011 là ưu tiên cho các thí sinh nộp đơn đăng ký thi vào chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo đó, khi đăng ký nguyện vọng 1 thí sinh sẽ được giảm 3 điểm so với điểm sàn, chưa kể các thí sinh thuộc các diện ưu tiên khác theo quy định chung của Bộ GD- ĐT. Cụ thể nếu điểm sàn trúng tuyển của trường là 20 điểm thì thí sinh chỉ cần đạt 17 điểm đã đủ tiêu chuẩn trúng tuyển, chưa cộng các chế độ ưu tiên khác, như khu vực, con thương binh-liệt sỹ… Ngoài ra điểm đặc biệt mới nữa là khi đã đỗ vào Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bắt đầu từ năm học thứ hai, các sinh viên có thể nộp hồ sơ học song song bất cứ chuyên ngành nào của trường ĐH Kinh tế Quốc dân có cùng khối thi, tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.
Ngày 20/1/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký quyết định thành lập trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang, trên cơ sở nâng cấp trường CĐ Nông Lâm. Trường là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có có trụ sở chính đặt tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Kim tuyến tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)