Ngành nghề nào cần nhân lực chất lượng cao?

“Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020″ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Chiến lược đã xác định con số cụ thể cho các ngành nghề cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thí sinh xem thông tin tuyển sinh tại Trường ĐH Xây dựng. (Ảnh: HNM)

A. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020

1 – Theo tính toán của Chính phủ, hiện nay nhân lực chất lượng cao lĩnh vực Công nghệ thông tin đang dừng ở con số 180.000 người. Sau 4 năm nữa, con số này phải tăng lên 350.000 người. Và năm 2020, nhân lực chất lượng cao lĩnh vực cao cần phải có là 550.000 người.

2 – Kế đến là chỉ tiêu phát triển nhân lực giảng viên các trường ĐH, CĐ. Cụ thể, đến năm 2015 nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này phải đạt mốc 100.000, và đến 2020 phải đạt là 160.000 người.

3 – Lĩnh vực được xác định cần nhân lực chất lượng cao kế tiếp đó là Tài chính – Ngân hàng. Mục tiêu đưa ra đến năm 2015, phải có 100.000 người và tăng lên 120.000 người trong 5 năm tiếp theo.

4 – Lĩnh vực Khoa học – Công nghệ đứng thứ tư với chỉ tiêu đến năm 2015 cần có 60.000 người, và đến năm 2020 tăng lên 80.000 người.

5 – Lĩnh vực Y tế – chăm sóc sức khỏe cũng nằm trong “tốp” cần nhân lực trình độ cao. Theo đó, đến năm 2015, nhân lực ngành Y phải đạt 70.000 người và đến năm 2020 tăng lên 80.000.

6 – Riêng nhân lực quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế đến năm 2015 là 18.000 người và đến năm 2020 thên 2.000 người.

– Chiến lược của Chính phủ cũng đề ra đến năm 2015 thì số trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế phải đạt là 5 trường và đến năm 2020 phải có trên 10 trường. Số trường ĐH xuất sắc trình độ quốc tế đến năm 2020 phải đạt trên 4 trường.

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 55%, đến năm 2020 phải đạt 70%. Tương tự, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề phải đạt 40% (năm 2015) và 55% (năm 2020).

Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 là chiến lược tổng hợp quốc gia để định hướng làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của các ngành, chuyên ngành, tổ chức và các địa phương. Chiến lược cũng nêu những giải pháp đột phá để phát triển và sử dụng nhân lực.

Trong đó nhấn mạnh, mỗi bộ ngành, địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình. Việc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lí và hiện tượng quá coi trọng và đề cao “bằng cấp” hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực…

Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp…) căn cứ vào chiến lược này tổ chức, xây dựng quy hoạch, đề án phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lí của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

B. từ 10/6 có 21 nghề sẽ theo chương trình khung mới

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ CĐ nghề các nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật; sản xuất và chế biến nông – lâm, nghiệp và thủy sản – sức khỏe; Kinh doanh và quản lý – máy tính và CNTT – báo chí và thông tin – an ninh và quốc phòng – nhân văn.

Cụ thể, chương trình khung nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật gồm các nghề: Khoan khai thác mỏ; sửa chữa điện máy mỏ; khoan đào đường hầm; sửa chữa thiết bị luyện kim; sửa chữa cơ máy mỏ; xử lý nước thải công nghiệp; vận hành tổ máy phát điện Diesel; kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến; gò; cơ điện tử.

Chương trình khung nhóm nghề Sản xuất và chế biến nông – lâm, nghiệp và thủy sản – sức khỏe gồm các nghề: Công nghệ sợi; trồng cây công nghiệp; trồng cây ăn quả; kỹ thuật dâu tằm tơ; kỹ thuật dược.

Chương trình khung nhóm nghề Kinh doanh và quản lý – máy tính và CNTT – báo chí và thông tin – an ninh và quốc phòng – nhân văn gồm các nghề: Quản trị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; xử lý dữ liệu; tin học viễn thông ứng dụng; lưu trữ; thư ký; kiểm tra an ninh hàng không; phiên dịch tiếng Anh thương mại

Chương trình khung mỗi nghề sẽ quy định đối tượng tuyển sinh, số lượng môn học, mô đun đào tạo, mục tiêu đào tạo (gồm: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; chính trị đạo đức; thể chất và quốc phòng; cơ hội việc làm; thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu; danh mục môn học, mô đun đào tạo bắt buộc và phân bổ thời gian; danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian; hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hướng dẫn thi tốt nghiệp; hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện…

Hiệu trưởng các trường CĐ nghề, trung cấp nghề, trường ĐH, CĐ và TCCN có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định trên tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ 10/6/2011 và không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo: (GD&TD)

Bài liên quan

Ngành nào đang cần, ngành nào lương cao nhất?

(Hiếu học) Hiện nay tại Việt Nam, ngành nào lương cao và nhóm ngành nghề nào đang cần nhiều nhân lực nhất? –  Tính bình quân thì một số ngành trả lương cao trên thị trường lao động hiện nay có thể kể đến như: Ngân hàng, Dược, Điện tử viễn thông… và trong số đó, ngành có mức lương cao nhất là:  

Những ngành nghề dễ tìm việc và có giá trong tương lai.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Băn khoăn lớn nhất của các bạn trẻ chuẩn bị vào đời là chọn cho mình ngành nghề nào dễ tìm việc và có giá trong tương lai. Vì thế, (hieuhoc_hieuhoc) tổng hợp những ý kiến từ các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để các bạn tham khảo thêm về những ngành nghề dễ tìm việc, những ngành có tiềm năng phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai như sau:

Những ngành nghề lương cao, dễ kiếm việc

(Hiếu học) Lập nghiệp không nhất thiết bằng con đường học Đại học. Nếu biết tính toán, các bạn trẻ có thể đi tắt bằng cách chọn học nghề vì thời gian học ngắn, lương cao, dễ kiếm việc.

Ngành nào hot nhất ở các trường nghề

Theo Tổng cục dạy nghề, ngành Điện tử công nghiệp là nghề đứng đầu về số lượng trường đào tạo và tuyển sinh hệ CĐ với tổng số 135 trường, (năm 2010 tuyển sinh 9.858 sinh viên). Tuy nhiên, Kế toán doanh nghiệp, dù chỉ có 80 trường CĐ nghề đào tạo nhưng số lượng sinh viên tuyển sinh lên tới 20.000. 

Cùng chuyên mục