(hieuhoc_hieuhoc) Marketing là ngành thu hút nhân lực và là ngành duy trì mức độ tăng trưởng cao nhất từ đầu năm đến nay – Vietnamworks.com nhận định từ thông số nhân lực trực tuyến.

Trong các nhóm ngành dẫn đầu thị trường lao động gồm bán hàng, kế toán – tài chính, hành chính – thư ký, công nghệ thông tin và marketing, marketing là ngành duy trì mức độ tăng trưởng cao (tăng 5% so với quý trước của năm nay) trong khi nhu cầu nhân lực của các ngành bán hàng, kế toán – tài chính giảm.
Ngoài ngành marketing, các ngành xây dựng dân dụng, kế toán – kiểm toán, ngân hàng, điện – điện tử, cơ khí cũng có nhu cầu nhân lực cao.
Riêng cung nhân lực trực tuyến, ngân hàng đang đứng đầu, kế đến là kế toán – kiểm toán, điện – điện tử, xây dựng dân dụng và hàng không, du lịch, khách sạn…
Ông Chris Harvey, Giám đốc điều hành Vietnamworks.com, cho biết khi kinh tế bắt đầu hồi phục, sự cạnh tranh về thương hiệu trên thị trường đang trở nên gay gắt và doanh nghiệp đã bắt đầu tập trung vào những hoạt động marketing để khẳng định giá trị thương hiệu. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành maketing này ngày càng tăng.
Chuyên ngành Marketing
Trong Marketing, người ta lại chia ra làm nhiều chuyên ngành nhỏ hơn khi công việc càng ngày càng trở nên chuyên môn hóa như Nghiên cứu – khảo sát thị trường, PR, Quảng cáo, Copywiter, Sales, Promotion.
– Nghiên cứu - khảo sát thi trường: Nghiên cứu, thu thập thông tin thừ thị trường như nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phản ứng… của khách hàng, các thuận lợi, khó khăn của 1 thị trường mới… và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.
– PR (Public Relations) – Quan hệ công chúng: có nhiệm vụ thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với công chúng – khách hàng. Người là PR phải luôn theo dõi phản ứng của công chúng đối với sản phẩm của mình và luôn phải bảo vệ quyền lợi của công chúng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Một khi quyền lời và nhu cầu của công chúng được đáp ứng thì lợi nhuận mới về doanh nghiệp của họ được.
– Quảng cáo (Advetising): Đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp phổ biến ra các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio, báo, internet, banner, biển quảng cáo…
– Copywiter: Chuyên viết và dịch lời quảng cáo, các câu slogun, các kịch bản quảng cáo… Đây là những người “thợ đúc” chữ bởi lẽ người ta mệnh danh những copywiter là những người nghệ sĩ bán hàng. Đây là sự kết hợp giữ nghệ thuật ngôn từ và kinh doanh.
– Promotion: khuếch trương, xúc tiến rầm rộ cho sản phẩm thông qua việc tổ chức các sự kiện như khuyến mãi, tặng sản phẩm dùng thử…
– Sales (Bán lẻ): Tìm kiếm khách hàng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng. Đây là bộ phận trực tiếp kiếm tiền về cho doanh nghiệp. Người quản lý sales là người thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Thành Nhân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)