(Hiếu học) Sinh viên Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) ra trường được cấp bằng tốt nghiệp ngành chính là Luật kinh tế, những chuyên ngành Tài chính-ngân hàng-chứng khoán, hoặc Kinh doanh, Thương mại quốc tế… sẽ được ghi vào bảng điểm học tập của sinh viên. Kể từ năm 2011, trường sẽ thay đổi tên gọi ngành đào tạo và thông báo tuyển sinh theo đúng tên ngành quy định là Luật kinh tế.
Thực hiện việc chuyển đổi lại tên ngành đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ khóa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, sinh viên học ngành nào sẽ được cấp bằng đúng theo tên gọi ngành học tuyển sinh đầu vào. (Hình: Trường ĐH Kinh tế – luật TPHCM)
Theo Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT cho phép một ngành nhưng có nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Có nghĩa là sinh viên đào tạo ra sẽ được cấp bằng tốt nghiệp ngành chính là Luật kinh tế, những chuyên ngành Tài chính-ngân hàng-chứng khoán, hoặc Kinh doanh, Thương mại quốc tế… sẽ được ghi vào bảng điểm học tập của sinh viên. Kể từ năm 2011, trường sẽ thay đổi tên gọi ngành đào tạo và thông báo tuyển sinh theo đúng tên ngành quy định là Luật kinh tế. Những quy định mới này của Bộ GD&ĐT không mang tính hồi tố. Việc đổi tên ngành không ảnh hưởng đến việc cấp bằng của sinh viên. Còn chương trình đào tạo thì không có gì thay đổi.
Cũng theo Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, tại Trường ĐH Kinh tế-Luật, những sinh viên các khóa từ 2007 đến 2010, sau khi ra trường sẽ được cấp bằng theo đúng tên ngành tuyển sinh đầu vào, nghĩa là không có thay đổi tên ngành học. Còn những sinh viên khóa tuyển sinh từ 2011 trở đi sẽ được đào tạo và cấp bằng theo đúng với quy định của Bộ GD&ĐT, nghĩa là sẽ được cấp bằng Luật kinh tế.
Trước đây ngành học Quản trị luật tại Trường ĐH Luật TP.HCM được thiết kế đào tạo trong năm năm với hai khối lượng kiến thức song hành, vừa quản trị kinh doanh vừa luật. Đến nay, theo quy định mới của Bộ GD&ĐT thì ngành học này bị buộc vào khung chương trình đào tạo gói gọn trong bốn năm và chương trình đào tạo sẽ được thiết kế lại theo ngành Quản trị kinh doanh nhưng chuyên ngành Quản trị-luật.
PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết khi nhà trường mở ngành đào tạo là được sự cho phép của Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp về việc đào tạo ngành Quản trị-luật. Đối với hai khóa sinh viên đang theo học ngành này sẽ có hai quyền lựa chọn. Một là khi ra trường sẽ được nhận bằng tốt nghiệp ĐH trong đó ghi rõ là ngành Quản trị-luật. Khả năng thứ hai là lấy bằng tốt nghiệp ghi ngành Quản trị kinh doanh nhưng trong bảng điểm ghi chuyên ngành đào tạo là Quản trị-luật.
Còn đối với các khóa học quản trị kinh doanh sắp tới, trong thiết kế chương trình đào tạo của Trường ĐH Luật TP.HCM, khi học xong chương trình này sẽ hoàn tất được 18 tín chỉ về chương trình luật. Nếu học văn bằng hai chính quy của trường về ngành luật sẽ được miễn những môn đã học, tốt nghiệp sẽ được cấp hai bằng cử nhân chính quy là Quản trị kinh doanh và Luật.
Chương trình Cử nhân tài năng Trường Đại học Kinh tế – Luật tuyển 73 sinh viên cho các ngành: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán từ thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường và có điểm thi cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2011. (Thí sinh trúng tuyển có nguyện vọng học chương trình cử nhân tài năng đăng kí với Phòng Đào tạo & QLSV theo mẫu gửi kèm theo giấy báo nhập học).
Chỉ tiêu Trường ĐH Kinh tế luật ĐHQG TPHCM năm 2011
Các ngành đào tạo đại học: 1.660 Chỉ tiêu (CT)
Kinh tế học (mã ngành 401) – khối A,D1 – 100 CT
Kinh tế đối ngoại (402) – A,D1 – 240 CT
Kinh tế và quản lí công (403) – A,D1 – 100 CT
Tài chính – ngân hàng (404) – A,D1 – 240 CT
Kế toán – kiểm toán (405) – A,D1- 240 CT
Hệ thống tin quản lí (406) – A – 100 CT
Quản trị kinh doanh (407) – A,D1 – 240 CT
Luật kinh doanh (501) – A,D1 – 100 CT
Luật thương mại quốc tế (502) – A,D1 – 100 CT
Luật dân sự (503) – A,D1 – 100 CT
Luật tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán (504) – A,D1 – 100
Điểm chuẩn các ngành trường ĐH Kinh tế-Luật TPHCM Kinh tế học: 17; Kinh tế đối ngoại: 20; Kinh tế và quản lý công: 16; Tài chính-Ngân hàng: 21; Kế toán-Kiểm toán: 19; Hệ thống thông tin quản lý: 16, Quản trị kinh doanh: 19, Luật kinh doanh: 17,5; Luật thương mại quốc tế: 17,5, Luật dân sự: 16; Luật tài chính-ngân hàng-chứng khoán: 17. (Bấm xem chi tiết điểm chuẩn ĐH 2010: Ngành Luật).
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Lê Hương cho biết hiện cả nước chỉ còn vài trường ĐH chưa thực hiện xong việc đăng ký chuyển đổi tên ngành học. Kể từ khóa tuyển sinh ĐH-CĐ 2001 sẽ áp dụng việc tuyển sinh, đào tạo và cấp phát văn bằng theo đúng tên ngành học đã được chuyển đổi. Những khóa học từ 2010 về trước sẽ không hồi tố, tức không áp dụng việc cấp phát văn bằng theo danh mục tên ngành học mới. Việc chuyển đổi tên ngành học thực tế sẽ không ảnh hưởng đến chương trình đào tạo của các trường. Trước đây các trường có những ngành hẹp, bây giờ gom lại cho phù hợp hơn theo từng nhóm ngành đào tạo. Bà Hương khẳng định: “Việc chuyển đổi này có lợi cho người học, cũng không ảnh hưởng đến việc thi vào cao học sau này. Người học chỉ cần thi vào cao học có chuyên ngành phù hợp với văn bằng ĐH đã cấp là được”.
Như Luật tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)