Ngành khoa học môi trường

(Hiếu học) Ngành khoa học môi trường ngày càng đa dạng và ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Sau những chuyên ngành truyền thống như Y, Luật, Kinh tế…, ngành môi trường đang dần trở thành ngành “hot” của nhiều sinh viên.

Việt Nam hiện nằm trong nhóm những nước chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu nên vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách. Các lĩnh vực đang nổi lên như bảo toàn sinh thái trước những hiểm họa thiên tai do môi trường bị hủy hoại và vấn đề sử dụng năng lượng sạch đang thu hút sự quan tâm của sinh viên.

Chiến lược phát triển kinh tế trước đây nhằm vào các ngành kinh tế như xi măng, thép, đóng tàu, khai thác tài nguyên, khoáng sản, năng lượng, ngân hàng, bất động sản, du lịch… Chiến lược này đã mang lại kết quả nhanh, tăng trưởng theo đúng mong muốn. Song chiến lược đó cũng đang và sẽ để lại những hậu quả không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tiếp theo phải gánh chịu, đó là ô nhiễm môi trường nặng nề do phải sử dụng công nghệ lạc hậu, đó là sự biến mất nguồn tài nguyên, là năng lực cạnh tranh yếu, là sự bất ổn về xã hội…

Trong khi đó, việc phát triển sản xuất thân thiện với môi trường, phát triển năng lượng sạch cũng mang lại lợi ích kinh tế rất lớn và lâu dài chứ không nhất thời như các giải pháp công nghiệp hóa đang được thực hiện. Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng tác động xấu đến môi trường sống và khả năng phát triển kinh tế, trong những năm gần đây nhiều quốc gia cũng đã nhận ra những tác động bất lợi của công nghiệp hóa và chuyển dần sang phát triển kinh tế xanh và sạch, như các nước EU, Mỹ, Nhật… Vì thế, những công việc thuộc lĩnh vực môi trường cũng đã đang được chính phủ quan tâm nhiều hơn.

Nhóm ngành học về môi trường gồm: Kỹ thuật môi trường, Kinh tế và Quản lý môi trường, Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường, Kiểm soát và Bảo vệ môi trường

Khoa học môi trường hiện đã phát triển thành một chuyên ngành hoàn chỉnh ở nhiều trường đại học. Tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường là nền tảng tốt để chuẩn bị cho một nghề nghiệp nhiều triển vọng trong tương lai. Tuy vậy, công việc trong trong phòng thí nghiệm tất nhiên không phải dành cho tất cả mọi người. Sinh viên tốt nghiệp ngành môi trường phải yêu thiên nhiên và sẵn sàng làm việc trong nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường khác nhau, sẵn sàng đối đầu với những vấn đề môi trường toàn cầu như năng lượng, nông nghiệp, biến đổi khí hậu chứ không chỉ làm công việc nghiên cứu trong văn phòng…

Học bổng cho sinh viên về môi trường toàn cầu

Phòng Văn hoá Thông tin Đại sứ quán Mỹ (PAS) thông báo tuyển ứng viên cho chương trình Nghiên cứu Hoa Kỳ (SUSI) dành cho Thủ lĩnh sinh viên – chủ đề Môi trường toàn cầu năm 2011.

Năm suất học bổng toàn phần dành cho sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ ba (hoặc năm thứ tư hệ đào tạo 5 năm) của các trường đại học Việt Nam quan tâm đến các vấn đề về môi trường, có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, thành tích đóng góp cho cộng đồng, các hoạt động ngoài giảng đường và có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn dự tuyển. Toàn bộ chi phí tham dự chương trình, bao gồm chi phí tổ chức chương trình, đi lại nội địa và quốc tế, nơi ở, tài liệu học tập và các chi phí sinh hoạt khác sẽ do bộ Ngoại giao Mỹ đài thọ. Sinh viên trúng tuyển sẽ tham gia khóa học năm tuần, bắt đầu từ tháng 7.2011, gồm bốn tuần dự khoá học và một tuần tham quan ở Mỹ, trong đó có ba ngày tổng kết chương trình tại thủ đô Washington.

Mẫu đơn làm bằng tiếng Anh và nộp trực tuyến tại địa chỉ:

http://sites.google.com/site/susistudentleaders.

Hạn chót nộp đơn dự tuyển: 17g00, ngày 20.12.2010.

Sinh viên các trường đại học phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra Bắc), gửi hồ sơ về địa chỉ: Phòng Văn hoá thông tin Đại sứ quán Mỹ, số 7 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Sinh viên các trường đại học phía Nam (từ Thừa Thiên – Huế trở vào Nam), gửi hồ sơ về địa chỉ: Tổng Lãnh sự quán Mỹ, phòng Văn hoá thông tin, số 4 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM

Tuấn phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Ngành môi trường: Yêu thiên nhiên và phải dấn thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách. Trong khi tỉ lệ người hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam còn rất thấp, chỉ khoảng vài chục người trên một triệu dân thì tại các các nước phát triển như Hàn Quốc, tỉ lệ này lên tới 2000 người/triệu dân. Ngoài ra, kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhu cầu về xử lý môi trường tăng, vì vậy dự báo ngành môi trường sẽ là một trong những lĩnh vực “hot” trong những năm tới.

Nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường.

(Hiếu học) Xây dựng đề án tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với ngành Tài nguyên và Môi trường trước thực trạng thiếu hụt cả về chất và lượng.    

Kỹ sư Môi trường Nghề hot thời công nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com): Thời gian gần đây, ở Việt Nam nổi lên một số công ty gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Chúng ta vừa ít quan tâm đến môi trường, vừa thiếu chuyên gia về lĩnh vực này. Và điều này sẽ được cải thiện hơn trong tương lai.

Cùng chuyên mục