Ngành khí tượng thủy văn: khó nhưng đầy hấp dẫn

Đó là nhận định của TS Cấn Thu Văn – trưởng bộ môn thủy văn, khoa khí tượng thủy văn, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM về ngành học khí tượng thủy văn.

Sinh viên khoa khí tượng thủy văn, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM đang thực hành đo đạc

Khí tượng thủy văn chính là nghề “bắt bệnh ông Trời”, nắm được các quy luật biến đổi của thời tiết như mưa, gió, giông bão; các hiện tượng như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… và từ đó đưa ra những dự báo, cảnh báo và có biện pháp phòng chống những tác hại mà những hiện tượng này có thể gây ra.

Học “bắt bệnh ông Trời”

Ngành khí tượng thủy văn bao gồm hai bộ môn là khí tượng và thủy văn. Trong đó, học khí tượng sẽ được học về những biểu hiện và dự báo khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm… Còn học thủy văn sẽ học về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên Trái đất.

Sinh viên học xong ngành này có thể làm việc tại caÌc cơ quan thuố£c Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, các viện nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường, các trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tại các tỉnh, các công ty thiết kế, xây dựng công trình thủy, trung tâm khí tượng tại các sân bay, Sở tài nguyên môi trường…

Theo ông Văn, khí tượng thủy văn là một ngành rất khó: “Bắt mạch, bắt bệnh cho người thì dễ rồi vì chúng ta nắm được, sờ được, thấy được nhưng “bắt bệnh ông trời” thì rất khó. Mọi hiện tượng, thay đổi trên trời không ai nhìn thấy được, không nghe được. Khó là khó chỗ đó”.

Trong thời gian học, sinh viên sẽ có các chuyến đi thực tế đến các đài dự báo ở địa phương, các viện… Do tính chất đặc thù, người học và người làm ngành này sẽ có cơ hội đi nhiều nơi, có điều kiện tiếp xúc với môi trường tự nhiên và các loại máy móc công nghệ hiện đại.

“Nhiều người vẫn thường nghĩ rằngkhí tượng thủy văn là một ngành khô khan nhưng thực ra, khi tìm hiểu cụ thể sẽ thấy ngành này có nhiều điểm thú vị. Bạn sẽ hiểu được nhiều điều mà không phải ai cũng biết như vì sao Thanh Đa lại sạt lở, vì sao mấy ngày nay Sài Gòn liên tục mưa phùn… Những bạn ở nông thôn, gần gũi với tự nhiên sẽ rất có lợi khi học về ngành này”, ông Văn nói.

Lê Thị Nguyên Thảo, sinh viên khoa khí tượng thủy văn, Trường ĐH Tài nguyên môi trường TP.HCM, chia sẻ: “Sinh viên học ngành này hầu như đều mắc “bệnh” suốt ngày nhìn lên trời, đam mê nghiên cứu mây, gió. Lúc chạy xe ngoài đường dừng đèn đỏ cũng tranh thủ nhìn lên trên trời… nghiên cứu nữa! Mặc dù phải quay cuồng với những con số nhưng nếu học ngành này thực sự có rất nhiều điểm thú vị”.

Về cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường, ThS Bùi Thị Tuyết, phó trưởng khoa khí tượng thủy văn, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM nói rằng cơ hội rất rộng mở.

“Hiện tại số trạm quan trắc của nước ta là 614 traÌ£m. DưÌ£ kiến đến năm 2020 số traÌ£m sẽ tăng thêm hơn 300 traÌ£m nữa. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp được thế giới rất quan tâm như hiện nay thì nhu cầu đòi hỏi kỹ sư, chuyên gia về khí tượng thủy văn rất cao.

Hàng năm, chúng tôi lấy chỉ tiêu ngành này cũng ít, chỉ khoảng 100 sinh viên nên cơ hội việc làm cho sinh viên là rất lớn”, bà Tuyết cho biết.

Đòi hỏi trình độ cao

Người học khí tượng thủy văn phải mô phỏng lại các hiện tượng tự nhiên thành những quy luật toán học. Vì vậy, ngành này đòi hỏi trình độ toán, lý rất cao. Bên cạnh đó, trình độ tin học cao cũng là tiêu chí bắt buộc nếu sinh viên muốn học và làm việc được trong ngành. Nói một cách đơn giản thì khí tượng thủy văn chính là biến các hiện tượng thiên nhiên thành quy luật toán học và để giải các quy luật đó thì cần có tin học.

“Ngoài trình độ toán, lý và tin học rất cao ra thì ngành này cũng cần có trình độ tiếng Anh. Hầu hết tài liệu, máy móc để nghiên cứu về thời tiết chủ yếu nhập của nước ngoài. Nhất là trong bối cảnh cả thế giới quan tâm đến biến đổi khí hậu như hiện nay thì nếu bạn có ngoại ngữ tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn”, bà Tuyết cho biết.

Không chỉ được học về cơ chế, quy luật, cách mô phỏng các hiện tượng tự nhiên, sinh viên còn được học về các biện pháp thích ứng, cách tiếp cận và phát triển bền vững với tự nhiên.

“Trường chúng tôi có trang bị đầy đủ máy móc hiện đại và các phòng thực hành đo đạc, dự báo khí tượng thủy văn để sinh viên thực hành. Chúng tôi đào tạo sinh viên ra để làm, do đó, cả kiến thức chuyên môn lẫn trình độ tay nghề đều đòi hỏi rất cao”, ông Văn khẳng định.

Cũng theo ông Văn, cơ hội tìm kiếm học bổng ra nước ngoài bậc sau ĐH trong ngành này là rất dễ, chủ yếu là du học tại các nước có khí tượng thủy văn phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản…

“Học ngành này cần phải có tư duy rất tốt và sự siêng năng bởi vì lý thuyết trong ngành rất nhiều và tương đối khó nhớ. Bạn cũng cần phải học thêm về các quy định về ngành”, Phạm Quốc Cường, cựu sinh viên khoa khí tượng thủy văn, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM, hiện đang làm việc tại Trạm thủy văn Thanh Bình, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Cường cũng cho biếtdù khó nhưng nếu có niềm yêu thích, có đam mê thì sẽ học được nhiều điều rất hấp dẫn về thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Theo: (Chìa khóa thành công/TTCT)

Bài liên quan

Nghề

Công việc của những cán bộ khí tượng thuỷ văn được ví như những người lính. Những người lính canh giữ bình yên lãnh thổ, thì họ canh giữ những biến chuyển thiên nhiên từ mây mưa gió nắng đến dòng sông, vùng biển...Hoàng Văn Sơn, kỹ thuật viên Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ đã nói vui về nghề của mình như vậy.

Nhu cầu nhân lực ngành Khí tượng Thuỷ văn

(Hiếu học) Khí tượng thủy văn là ngành mà xã hội phát triển rất cần, nhu cầu chuyên gia, đặc biệt chuyên gia giỏi của ngành này rất lớn vì vai trò và ảnh hưởng đến sự sống và phát triển đất nước. Nhất là với tình hình thiên tai xảy ra ngày càng nhiều như dự báo hiện nay và trong tương lai. 

Nhóm ngành Tài nguyên và môi trường

(hieuhoc_hieuhoc.com) Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành môi trường hiện nay có gần 50.000 người. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường cần bổ sung lực lượng, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới...     

Cùng chuyên mục