Ngành giao thông vận tải và kinh tế biển.

(Hiếu học) Hiện nay, hệ thống đào tạo ngành Giao thông vận tải có 25 trường trong đó: 03 trường đại học, học viện; 05 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp; 07 trường cao đẳng nghề; 06 trường trung cấp nghề và 01 trường cán bộ Quản lý giao thông vận tải.

Đại học Giao thông Vận tải

Ngành Giao thông vận tải (GTVT) ở các trường ĐH đào tạo rất nhiều lĩnh vực, có năm loại hình cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).

Kỹ sư kinh tế giao thông vận tải là nhà quản trị kinh doanh giao thông vận tải – hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh liên quan đến GTVT và chuyên ngành kinh tế biển.

Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng…

Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.

Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức các hoạt động điều hành, quản lý GTVT.

Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: điều khiển, chỉ huy, điều hành quá trình vận tải trên các loại hình vận tải…

Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển: Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác ở các công ty vận tải biển, cảng biển, xuất nhập khẩu hàng hoá đường biển và các tổ chức kinh tế có liên quan đến vận tải biển.

Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành GTVT rất lớn. Một trong những chuyên ngành mới là kỹ sư ngành xây dựng đường sắt – metro. Hiện ở TPHCM và Hà Nội có nhiều dự án lớn về hệ thống tàu điện ngầm nhưng chưa có kỹ sư ngành này. Chỉ duy nhất trường ĐH GTVT đào tạo ngành xây dựng dựng đường sắt- metro.

Điểm chuẩn vào các chuyên ngành của ngành GTVT ở các trường thường không chệnh lệch lớn. Năm 2010, điểm chuẩn vào các ngành ở ĐH Giao thông Vận tải: 17 điểm. Ở cơ sở 2 của trường này tại TPHCM là 14 điểm.

Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM: Xây dựng cầu đường: 17 điểm, Quy hoạch giao thông, Xây dựng đường sắt – metro: 13,5 điểm, Kinh tế vận tải biển: 15 điểm. Trường ĐH Xây dựng: Cầu đường: 20, 5 điểm. Trường ĐH Bách khoa TP HCM: Trường Kỹ thuật giao thông: 16 điểm. Tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nhiều năm nay hai ngành điều khiển tàu biển và khai thác máy tàu thủy chỉ tuyển nam, không tuyển nữ. Tuy nhiên từ kỳ thi tuyển sinh 2011, hai ngành này sẽ tuyển nữ như những ngành kỹ thuật khác. TS Nguyễn Văn Thư – phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM – cho biết làm việc trên tàu phải xa nhà và khá vất vả. Nhưng ngành này có cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao. Các công việc trên tàu gồm điều khiển tàu biển, quản lý và vận hành hệ thống máy móc, hệ thống điện, điện tử trên tàu, bảo quản hàng hóa chuyên chở trên tàu. Sau một thời gian đi biển có thể dễ dàng tìm được việc làm trên bờ tại các cảng biển, công ty bảo hiểm, công ty giám định hàng hải và các doanh nghiệp dịch vụ liên quan khác…

Đại học Hàng hải tuyển sinh theo ba nhóm ngành: nhóm ngành hàng hải; nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ và nhóm ngành kinh tế – quản trị kinh doanh. Được xem là các nhóm ngành cần một nguồn nhân lực lớn, ưu tiên phát triển trong thời gian tới. ĐH Hàng Hải dự kiến sẽ mở thêm ngành Toàn cầu hóa và Thương mại vận tải. Điểm chuẩn (Khối A) của trường ĐH Hàng hải hàng năm khoảng: 15 điểm cho các nhóm ngành kỹ thuật công nghệ; 17 – 18 điểm cho các ngành thiết kế, đóng mới và sửa chữa tàu; ngành kinh tế biển 18 – 19 điểm.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Xây dựng cầu đường: 13 điểm. Trường ĐH Cần Thơ: Xây dựng cầu đường: 15 điểm, Cơ khí giao thông 13 điểm. Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng: Xây dựng cầu đường: 17 điểm…

Ngoài các trường ĐH, học sinh cũng có thể chọn thi vào các trường CĐ như: Trường Cao đẳng Giao thông vận tải, Trường CĐ GTVT II (Đà Nẵng), Trường CĐ GTVT III (TPHCM)… Trường GTVT-TPHCM không tổ chức thi tuyển hệ cao đẳng mà lấy kết quả thi Đại học năm 2011 của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường đại học trong cả nước theo đề thi chung của Bộ để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Các chuyên ngành Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu thủy, Công nghệ thông tin, Kinh tế vận tải biển, Kinh tế xây dựng, Cơ khí ô tô và Xây dựng cầu đường đã được đào tạo liên thông lên đại học để cấp bằng chính quy.

Đến nay hệ thống các trường thuộc Bộ GTVT về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹ thuật trong ngành GTVT và xã hội. Ngoài ra, nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên được gửi sang Nga và các nước khác đào tạo như: đại học Hàng hải Hà Lan, Úc; Đại học cầu đường Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc…

Chí Thông tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Đại học Hàng hải: nhóm ngành vận tải biển

(Hiếu học) Đại học Hàng hải tuyển sinh theo ba nhóm ngành: nhóm ngành hàng hải; nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ và nhóm ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Được xem là các nhóm ngành cần một nguồn nhân lực lớn, ưu tiên phát triển trong thời gian tới. 

Tuyển sinh ĐH 2011: thêm ngành mới

(Hiếu học) Với kỳ tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2011, nhiều trường dự kiến mở ngành mới, tăng chỉ tiêu và nới rộng vùng tuyển sinh. Bên cạnh đó, nhiều ngành sẽ bổ sung khối thi mở ra cho thí sinh thêm nhiều cơ hội. 

Sinh viên ngành Hàng Hải đi thực tập.

(Hiếu học). Thay vì than phiền một mùa thực tập tẻ nhạt, không ít sinh viên đang tự tạo cho mình một kỳ thực tập trong mơ: Vừa có lương thực tập lại vừa có một chỗ làm đang đợi sẵn. Sinh viên ngành Hàng hải là một ví dụ như thế.

Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam.

(Hiếu học). “Việc khai thác tài nguyên biển hiện nay đang có một nghịch lý. Đó là chúng ta quá tập trung khai thác các nguồn lợi truyền thống bằng các biện pháp thiếu bền vững trong khi chưa chú ý đến các tiềm năng khác của biển như tiềm năng băng chảy, khả năng ứng dụng năng lượng thủy triều, sóng biển, năng lượng gió ven biển..."

Cùng chuyên mục