Nếu ra trường mà chưa có kinh nghiệm, thì sao?

(hieuhoc_hieuhoc.com) “Em không hiểu tại sao khi những sinh viên mới ra trường xin đi làm thì công ty nào cũng đòi hỏi phải có 2 năm kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường thì làm sao có kinh nghiệm. Vậy phải lấy kinh nghiệm ở đâu đây?” – (bạn Vũ Văn Kha và một số bạn khác, hỏi).

Bạn mới tốt nghiệp ra trường, chưa hề đi làm. Bạn sẽ phản ứng thế nào khi đọc một thông báo tuyển dụng đúng với mong muốn của bạn, nhưng kèm theo là điều kiện “có 2 năm kinh nghiệm”?

– Bạn sẽ do dự, không dám gửi hồ sơ vì nghĩ rằng mình không thể cạnh tranh nổi với những người có kinh nghiệm?

Học thật giỏi để có thể tìm một công việc tốt, đúng ngành mà mình yêu thích. Nhưng tấm bằng đại học mới chỉ là chiếc vé để bạn bước qua cánh cổng vào đời. Bởi cuộc sống vẫn còn nhiều điều khác phải học. – Sẵn sàng cho thử thách, bao giờ bạn cũng nhận được một điều gì đó quý giá cho cuộc đời còn dài phía trước, đừng để những suy nghĩ chán nản nhất thời làm cơ hội lần lượt trôi qua rồi trở thành vô vọng.

Hiện có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên chưa có kinh nghiệm, cũng như một số các công ty tuyển nhân viên ngay khi sinh viên thực tập tại công ty của mình, nếu các sinh viên này có tinh thần cầu tiến, thái độ trung thực…Nhưng đối với yêu cầu “có kinh nghiệm” của các nhà tuyển dụng, ngay từ lúc này, sinh viên cần chuẩn bị những gì?

Trước hết, các bạn phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”. Kỹ năng “cứng” là những kiến thức bạn đã được trang bị trong nhà trường. Còn với kỹ năng “mềm”, cách duy nhất để trau dồi là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết. Bạn hãy chủ động tham gia các hoạt động tập thể, nâng cao kỹ năng hòa nhập và xây dựng quan hệ, rồi bạn sẽ cảm nhận rất rõ lợi ích khi ra trường.

Vì thế, khi còn là sinh viên, các bạn nên mạnh dạn làm nhiều công việc khác nhau, những công việc có thể không đúng ngành nghề nhưng có thể giúp cho bạn học thêm nhiều kỹ năng và lấy kinh nghiệm (nhờ thầy cô tư vấn, cũng như tự tìm hiểu các ngành nghề tương đồng với nghề nghiệp tương lai). Đừng ngại ngần chọn cho mình những công việc làm thêm dù là đơn giản; tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa trong trường lẫn bên ngoài. Đặc biệt các dự án nhỏ, làm việc nhóm ngay trong lớp học là cơ hội tốt để bạn rèn luyện bản thân.

Ngay từ bây giờ bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng hiệu quả này. Bạn cần nhận biết rõ những gì bản thân mình có, bản thân mình làm, chắc chắn trong đó có rất nhiều điểm là lợi thế của bạn mà nhà tuyển dụng quan tâm. Hãy tự tin và tận dụng lợi thế đó để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Chúc bạn thành công

Chí Thông (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Tiêu chuẩn chọn lựa của nhà tuyển dụng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khi tuyển chọn nhân viên, các nhà tuyển dụng sẽ quyết định có nên chọn bạn để phục vụ cho công ty của họ hay không đều dựa vào các yếu tố: Bằng cấp, kiến thức-kinh nghiệm và thái độ làm việc. Trong 3 yếu tố đó, thái độ là điều kiện quyết định để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên.

Sinh viên mới ra trường tìm việc

(hieuhoc_hieuhoc.com) Đối với sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng biết rằng các ứng viên tìm việc này thường không có nhiều kinh nghiệm, nên các tiêu chí tuyển chọn của họ sẽ là… 

Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào đời!

(hieuhoc_hieuhoc.com). Không tự xác định mục tiêu để mình đi tới, sự nghiệp và cuộc đời của bạn sẽ chỉ là những tình cờ đầy may rủi. Chẳng phải bạn đã từng hoặc có thể là đang cảm thấy rất thất vọng, ê chề và bất mãn đó sao? Vì sao? Vì sao?

Cùng chuyên mục