Năng lực nổi trội cần có của nhà quản lý

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong hầu hết mọi ngành nghề và lĩnh vực, hình ảnh một tam giác đều nói lên ba phương diện của nhà quản lý hoặc lãnh đạo trung cao cấp, đó là: tri thức, tư duy và năng lực giao tiếp.

Quyết đoán hay do dự, dễ nổi cáu hay điềm tĩnh, xử lý việc thiên về tình cảm hay lý trí… là những tính cách để tạo nên bức tranh toàn cảnh về chính con người của bạn. Đồng thời, đó cũng là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại trong sự nghiệp quản lý của bạn.

Vì vậy, nếu bạn muốn lên kế hoạch để trở thành nhà quản lý, hãy xác định hướng đi cho mình với những năng lực nổi trội cần có của một quản lý giỏi như sau.

Một khi có được sự kính trọng, tạo được sự tín nhiệm, công việc quản lý của bạn sẽ như “diều gặp gió”, thăng tiến không ngừng.

Xác định năng lực nổi trội cần có của nhà quản lý

Lập kế hoạch: Người biết lên kế hoạch rõ ràng, sẽ nắm phần chủ động trong mọi việc, theo đó, nhìn nhận sự việc theo nhiều khía cạnh và toàn diện hơn.

Tổ chức: Người có kỹ năng tổ chức tốt sẽ biết đưa ra những quyết định sáng suốt trong việc phân công công việc.

Lãnh đạo: Người có tài năng lãnh đạo thường rất giỏi về ngoại giao và có năng lực thiết lập và quản lý nhóm tốt

Người hội tụ cả ba năng lực trên rất hiếm, tuy nhiên, bạn cần phải có khả năng nổi trội trong một lĩnh vực quản lý nào đó.

Các chuyên gia cho rằng, nếu có thể nhìn sự việc từ nhiều góc độ, liên tục tiếp thu và xử lý những cái mới lạ, cập nhật kịp thời xu hướng mới, bạn đã sở hữu cho mình kỹ năng quan trọng nhất của một nhà quản lý giỏi, đó chính là tầm nhìn xa và năng lực đánh giá lợi hại khi tiếp thu những cái mới và thay đổi để thích nghi thực tế. Người quản lý giỏi không cần phải luôn phá vỡ các quy tắc, nhưng phải thay đổi chúng sao cho phù hợp hơn với thời đại.

Ngoài ra, một nhà quản lý tài ba là người biết khích lệ, động viên người khác làm theo mình và làm những gì mình mong muốn mà không quá áp đặt. Cần phải chú trọng tới vấn đề con người, xem xét và giúp đỡ để họ hoàn thành nhiệm vụ, nhân tố quyết định để đạt được mục tiêu đề ra. Một khi có được sự kính trọng từ đồng nghiệp, tạo được sự tín nhiệm, công việc quản lý của bạn sẽ như “diều gặp gió”, thăng tiến không ngừng.

Theo đó, muốn quản lý tốt đòi hỏi người quản lý phải biết lắng nghe, quan sát và đánh giá yếu tố nhân sự. Lắng nghe để phân định tư chất đạo đức, quan sát để đánh giá năng lực làm việc để dùng đúng người đúng việc, tránh lãng phí nhân tài.

Tóm lại, trong hầu hết mọi ngành nghề và lĩnh vực, hình ảnh một tam giác đều nói lên ba phương diện của nhà quản lý hoặc lãnh đạo trung cao cấp, đó là: tri thức, tư duy và năng lực giao tiếp. Tri thức là có kiến thức tổng quan về chuyên môn ngành nghề; Tư duy là các chiến lược khác nhau như giải quyết vấn đề, mô tả, suy luận, lý giải v.v…; Còn năng lực giao tiếp là biết cách làm cho người khác hiểu rõ tư tưởng, ý tưởng, luận điểm… của mình, đồng thời, chủ động đặt mình vào trong vị trí và tư tưởng của người khác. Nắm được bí quyết này, sự thành công vững chắc sẽ đến với bạn là điều chắc chắn.

Chúc bạn nhiều may mắn

Nhật Quang tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Thể hiện sự tự tin: tố chất người lãnh đạo

(hieuhoc_hieuhoc.com). Biết cách thể hiện tự tin trước đám đông là một trong những tố chất của người lãnh đạo. Vậy khi còn là một sinh viên hoặc là người mới đi làm, bạn nên làm thế nào để thể hiện được sự vượt trội của bạn trong đám đông và để cấp trên nhận ra khả năng lãnh đạo của bạn? 

Học cách tự chủ khi đi làm

(hieuhoc_hieuhoc.com) Học cách tự chủ khi đi làm là cách để bạn cải thiện sự nghiệp của mình. Các chuyên gia nghề nghiệp chia sẻ những lời khuyên chân thành với các bạn trẻ ít kinh nghiệm, thường làm việc theo cảm tính mà không khống chế được bản thân dẫn đến nhiều hậu quả không nên có. 

Linh hoạt để thích ứng với cuộc sống.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Trong cuộc sống, phải linh hoạt, nhạy bén để ứng xử một cách chủ động chứ không chỉ dừng lại ở những hiểu biết lý thuyết suông.   

Cùng chuyên mục