Muốn dự thi vào Ngành Công nghệ thông tin?

(Hiếu học). Em đang học lớp 12, yêu thích và muốn thi vào ngành Công nghệ thông tin nhưng em chưa hiểu rõ về từng phân ngành nhỏ của ngành này như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông. Cho em biết các ngành này đào tạo những gì, sau khi tốt nghiệp làm việc ở đâu và sức học như thế nào thì học tốt ngành công nghệ thông tin? (Câu hỏi của các bạn: minhnguyen1993, quocnam, …).

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có nhiều chuyên ngành như khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin… CNTT có hai phần cốt lõi là phần cứng và phần mềm, trong đó phần mềm mới thật sự là bản chất của CNTT. Muốn trở thành chuyên gia CNTT cần phải giỏi môn toán, tiếng Anh, có khả năng làm việc theo nhóm và sức khỏe tốt.

Một số công việc sau khi tốt nghiệp những chuyên ngành của ngành công nghệ thông tin:

+ Ngành khoa học máy tính. Ngành Khoa học Máy tính (Lĩnh vực khoa học tính toán, lập trình, hệ thống thông tin, hệ thống tri thức và xây dựng phần mềm và phát triển ứng dụng). Kỹ sư có khả năng thiết kế và hiện thực các hệ thống thông tin, hệ thống tri thức, và hệ thống phần mềm. Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy CNTT trong các trường ĐH, tham gia nghiên cứu trong các phòng lab R&D, tư vấn về CNTT cho các đơn vị, doanh nghiệp cũng như tham gia viết các sản phẩm phần mềm. Cử nhân khoa học máy tính làm việc ở các chức danh: cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường ĐH, CĐ; giảng viên CNTT ở các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề; cán bộ quản lý dự án CNTT ở các cơ quan, ngành, tổng cục, công ty; tiếp tục được đào tạo sau ĐH để nhận các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT.

+ Ngành kỹ thuật máy tính. Là lĩnh vực phần cứng, thiết kế vi mạch, hệ thống, mạng máy tính. Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức nền vững chắc về khoa học và về kỹ thuật, bao gồm: thiết kế phần cứng máy tính và thiết kế phần mềm vận hành phần cứng; thiết kế các bộ phận, bao gồm cả vi mạch, dùng trong những hệ thống điều khiển khác nhau (điện thoại di động, máy ảnh số, hệ điều khiển không lưu…); thiết kế và thực hiện các hệ thống, mạng máy tính có khả năng tính toán, lưu trữ, xử lý thông tin với hiệu năng cao. Kỹ sư có khả năng phân tích chặt chẽ và thiết kế sáng tạo có kỹ năng giải quyết những bài toán trong thực tế. Sau khi hoàn thành chương trình, kỹ sư ngành này có khả năng nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như: Intel, IBM, Samsung, Nidec…

+ Ngành kỹ thuật phần mềm. Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về qui trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm; cung cấp phương pháp luận và công nghệ mới để sinh viên có thể nắm bắt và làm chủ các tiến bộ khoa học. Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.

+ Ngành hệ thống thông tin. Đào tạo kỹ sư đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin có khả năng tham gia xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ cho các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội, là: giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin địa lý (GIS)… có khả năng tư vấn, xây dựng các hệ thống thông tin theo đặc thù phục vụ cho doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin làm việc ở các chức danh: nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quản lý dự án…

+ Ngành mạng máy tính và truyền thông. Đào tạo kỹ sư nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT.

Vì vậy, tùy năng lực, khả năng, đam mê của mình: Nếu các bạn xác định mình thật sự thích ngành này (thích ứng dụng CNTT vào những vấn đề cụ thể của cuộc sống), các bạn sẽ chọn hướng chuyên ngành phù hợp: Mạng máy tính thông tin viễn thông, kỹ thuật phần mềm, công nghệ kỹ thuật máy tính nghiên cứu chế tạo phần cứng (liên quan đến hệ thống mạng máy tính), quản trị bảo mật v.v…

Sức học như thế nào?

– Nếu học lực của bạn khá giỏi nhiều năm liên tục, đặc biệt giỏi những môn thuộc khối thi ứng với ngành bạn định dự tuyển, bạn có thể yên tâm chọn các trường thành viên của ĐH Quốc gia, học viện và ĐH công lập, ĐH vùng.

– Nếu học lực của bạn ở mức trung bình khá, tức không giỏi những môn sẽ dự thi, khả năng trúng tuyển không chắc chắn lắm ở những trường ĐH lớn, bạn có thể nhắm đến các trường ĐH bán công, dân lập, tư thục hoặc hệ CĐ các trường ĐH công lập, các trường CĐ trung ương và địa phương (các trường CĐ này có hướng liên thông tiếp tục lên ĐH sau này).

– Ngoài ra, các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề bạn cũng nên nhắm đến. Hầu hết các trường này không tổ chức thi tuyển, chỉ xét tuyển theo điểm học bạ THPT, điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm thi ĐH, CĐ. Sau khi tốt nghiệp, bạn vẫn còn cơ hội học tiếp lên cao theo các chương trình đào tạo liên thông, chuyên tu hay tại chức. Tuy là đường vòng nhưng khá chắc chắn để bạn tìm được việc làm.

– Thêm một hướng đi nữa là hiện có các trường đào tạo CNTT (Chuyên viên), là cơ sở đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp (viết phần mềm). Vào học chương trình này chỉ cần tốt nghiệp lớp 12. Bằng cấp này không nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia nhưng có giá trị khi xin việc ở các công ty sản xuất phần mềm.

Để học kỹ thuật thì sinh viên cần có tư duy logic tốt (học toán giỏi). Yêu thích đam mê nghề nghiệp là cơ sở để học tốt và thành đạt. Riêng về Công nghệ thông tin thì càng cần về tư duy logic và sự cẩn thận nghiêm túc trong công việc. Ngoài ra, nếu bạn khá về Anh văn thì đó sẽ là một thuận lợi rất lớn.

Tương lai của nghành CNTT trong những năm tới cơ hội việc làm sẽ như thế nào?

Trong những năm tới thì ngành CNTT của Việt nam vẫn thiếu trầm trọng nhân lực có chất lượng, vì nước ta đang trong giai đoan phát triển, công nghiệp hóa nên ngày càng cần nhiều đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, chuyên viên CNTT cho phát triển ứng dụng, tư vấn kỹ thuật, quản lý công trình, bảo mật và phân tích thông tin doanh nghiệp (sẽ có nhu cầu rất cao). Với nền tảng như nêu trên thì SV có cơ hội làm việc rất rộng rãi… (ở nơi nào có máy tính là đều cần tới).

Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh năm 2010 (lấy mẫu Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM) để các bạn tham khảo.

Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM (mã trường QSC) và điểm chuẩn các năm 2009, 2008, 2007. (Địa chỉ trường: Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM; ĐT: 08. 39301471)

Các ngành
đào tạo

Mã ngành/ trường

Khối thi

Điểm chuẩn 2007

Điểm chuẩn 2008

Điểm chuẩn 2009

Chỉ tiêu dự kiến 2010

Hệ đại học

660

Khoa học máy tính

171

A

20,0

19,0

16,0

120

Kỹ thuật máy tính

172

A

20,0

18,0

16,0

120

Kỹ thuật phần mềm

173

A

20,0

21,0

18,0

150

Hệ thống thông tin

174

A

20,0

19,0

16,0

120

Mạng máy tính và truyền thông

175

A

20,0

20,0

17,0

150

Chúc các bạn tự tin thực hiện mơ ước vào ngành Công nghệ thông tin.

Trương Chí Thông tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Nghề quản trị mạng: Chuyên gia bảo mật và an ninh mạng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Truyền đạt thông tin luôn luôn là một hoạt động cực kỳ quan trọng, trong đó mạng Internet với nhiều công nghệ mới có khả năng ứng dụng là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, những mối đe dọa đối với an ninh mạng và các biện pháp tân tiến trong cuộc đấu tranh chống tội phạm “tin tặc” trên mạng là yêu cầu sống còn cho hoạt động thông tin toàn cầu. Nhiệm vụ xử lý, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết… này được giao cho những người hành nghế “Quản trị mạng”, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng nói chung.

Công nghệ thông tin: Những yêu cầu và cơ hội.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công nghệ thông tin hiện là một ngành còn có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng rất nhiều yêu cầu thử thách. Thật sự công nghệ thông tin là một ngành đòi hỏi chất xám và sự kiên trì, phải có tư duy tốt, tư duy suy luận và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo chứ không chỉ thuần túy là giỏi toán nếu muốn vươn cao trở thành chuyên viên lành nghề trong ngành công nghệ thông tin.  

Các nhà quản lý hệ thống thông tin

Nhu cầu đặt ra đối với các tổ chức về việc kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ hiện hành và công nghệ mới trong tương lai đã trở thành một vấn đề nóng bỏng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong vài năm qua.  Khi sự giao thiệp bằng điện tử đã trở nên thông dụng hơn thì các công ty sử dụng công nghệ như thế nào và khi nào đang là vấn đề gây nhiều tranh luận.

Nghề Lập Trình: Không Khô Khan Như Bạn Nghĩ

(hieuhoc_hieuhoc.com): Có đôi lúc bạn thật sự mệt mỏi, nhàm chán vì cứ phải ngồi một chỗ, nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính để gõ những đoạn code (mã) hay tìm để sửa từng lỗi nhỏ như dấu chấm dấu phẩy chưa? Có khi nào bạn cảm thấy đó thực ra là công việc của một người nhập số liệu cấp cao? Không như bạn nghĩ, nghề lập trình có rất nhiều cơ hội, nhiều thử thách, và quan trọng là không khô khan.

Tiềm năng và thực trạng lao động ngành Công Nghệ Thông Tin.

(Hiêu học). Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin rất lớn. Đây là ngành rất hấp dẫn và là ngành có nhiều trường đào tạo, dễ tìm trường. Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành Công Nghệ Thông Tin tại Việt Nam hiện nay lại thiếu về số lượng, dù sinh viên đã được đào tạo qua trường lớp nhưng vẫn yếu kém về chất lượng khi làm việc.        

Cùng chuyên mục