Khi bạn làm bài kiểm tra
bạn đang cố gắng chứng minh rằng bạn có thể hiểu bài học và làm một số dạng bài tập nhất định
Ví dụ về một số dạng bài tập mang tính khách quan, như bài tập đúng sai, trắc nghiệm, điền vào chỗ trống
Ví dụ về một số dạng bài tập mang tính chủ quan, như những câu trả lời ngắn gọn, những bài luận, thi vấn đáp
Nếu bạn có bất cứ một nghi ngờ nào về sự công bằng của các bài thi, hay khả năng xác định chính xác năng lực của bạn qua các bài kiểm tra, bạn nên nói chuyện với những người làm công tác cố vấn học tập trong trường bạn
Những gợi ý này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm do tính chủ quan
Chuẩn bị
Chú ý xem xét kết quả của những bài kiểm tra gần đây của bạn
Mỗi bài kiểm tra như vậy lại góp phần giúp bạn có thể dễ dàng đương đầu với bài kiểm tra sau hơn
Dùng chính những bài kiểm tra đã có của bạn để ôn tập cho bài kiêm tra cuối cùng
Đến sớm hôm có giờ kiểm tra
Mang theo tất cả những đồ dùng bạn cần như là bút chì, bút bi, máy tính, từ điển và đồng hồ
Như vậy bạn sẽ có thể hoàn toàn tập trung vào bài kiểm tra
Luôn tạo cho mình một tâm thế thoải mái nhưng phải cảnh giác
Chọn một chỗ ngồi thích hợp và đảm bảo rằng bạn có đủ chỗ để làm việc và có thể cảm thấy thoải mái, nhưng đừng chểnh mảng
Giữ cho mình được thoải mái và tự tin
Nhắc nhở bản thân là bạn đã chuẩn bị rất kĩ càng và sẽ làm rất tốt. Nếu bạn thấy mình đang lo lắng, hãy hít thật sâu, thở thật mạnh để lấy lại thế cân bằng
Đừng nói chuyện với mọi người xung quanh về bài kiểm tra vì sự lo lắng là một trạng thái có thể bị lây nhiễm
Làm bài thi
Đọc kĩ hướng dẫn của đề bài
Điều này có vẻ là đương nhiên, nhưng nó sẽ giúp bạn khắc phục được những sai lầm do không cẩn thận
Nếu có thời gian, hãy nhanh chóng lướt qua toàn bài kiểm tra để có một cái nhìn tổng quát
Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những ý chính
Trả lời các câu hỏi theo cách khoa học nhất
Trước tiên là những câu hỏi dễ
để tạo cảm giác tự tin, để ngay lập tức ghi được điểm, và định hướng cho bản thân về vốn từ, các khái niệm và những kiến thức bạn đã có (việc này có thể giúp bạn tìm ra mối liên quan với những câu hỏi khó hơn)
Sau đó là đến những câu hỏi khó
hoặc những câu được nhiều điểm nhất
Với dạng bài kiểm tra mang tính chất khách quan, trước tiên, loại trừ những đáp án mà bạn biết là sai, hoặc chắc chắn là sai, không phù hợp, hoặc là hai đáp án rất giống nhau và cả hai đều không thể đúng được
Với dạng câu hỏi mang tính chủ quan, vạch ra những ý chính, và sắp xếp những ý đó theo một trình tự phù hợp nhất
Xem lại
Hãy kiềm chế ý muốn được rời khỏi phòng thi ngay khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi
Xem lại bài thi để đảm bảo rằng bạn đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trong bài, không đánh dấu nhầm trong bài làm của bạn, hay làm sai một vài chỗ đơn giản
Đọc lại bài luận của bạn để có thể phát hiện ra các lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu ..v.v…
Quyết định xem những cách thức nào phù hợp với bạn và bám lấy chúng
Chỉ ra những cách không hiệu quả và thay thế chúng
nguồn: studygs.net