Liên thông Trung cấp, Cao đẳng nghề lên Đại học

(Hiếu học) Liên bộ GD-ĐT và Lao động – thương binh và xã hội đã ban hành dự thảo hướng dẫn đào tạo liên thông từ trung cấp, CĐ nghề lên CĐ, ĐH chuyên nghiệp. Việc được phép liên thông không chỉ mở lối ra cho người học nghề mà các trường nghề cũng hồ hởi bởi hi vọng việc này sẽ “cởi trói” cho trường.

Học sinh Trường trung cấp nghề Khôi Việt trong giờ thực hành (Ảnh TTO)

Liên thông cùng ngành nghề

Đầu tháng 7-2010, liên bộ GD-ĐT và Lao động – thương binh và xã hội đã ban hành dự thảo hướng dẫn đào tạo liên thông từ trung cấp, CĐ nghề lên CĐ, ĐH chuyên nghiệp.

Theo đó, những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và CĐ nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ CĐ và ĐH, theo quy định về đào tạo liên thông của Bố£ GD-ĐT.

Một số trường ĐH, CĐ chuyên nghiệp tuyển sinh hệ nghề cho biết tuy trường có tuyển đào tạo trung cấp và CĐ nghề nhưng tuyển không được bao nhiêu. Một trong những lý do được các trường nghề đưa ra để lý giải cho những khó khăn hiện nay là việc “bí” đường liên thông lên ĐH.

Chính vì thế, thông tin được liên thông từ trung cấp, CĐ nghề lên CĐ, ĐH chuyên nghiệp khiến nhiều trường nghềhồ hởi bởi hi vọng việc này sẽ “cởi trói” cho trường. Việc được phép liên thông không chỉ mở lối ra cho người học nghề mà còn giúp các trường đào tạo nghề có thể tuyển sinh và đào tạo tốt hơn.

Học liên thông là nhu cầu chính đáng của người học.

Thực hiện việc liên thông sẽ giải quyết được hai vấn đề học sinh, sinh viên nghề có nghề nghiệp vững vàng để có thể làm tốt công việc của mình – sinh viên ĐH ít thực hành hơn nên tay nghề có thể chưa thật sự tốt – và thỏa mãn được mong muốn về bằng cấp của phụ huynh, học sinh cũng như nhu cầu học nâng cao của học sinh. Chuyện học tập là bình đẳng, không nên chỉ cho học sinh học nghề học lên tới bậc CĐ rồi thôi”.

Đẩy mạnh dạy nghề theo nhu cầu doanh nghiệp

“Dạy nghề cho lao động nông thôn cần hướng mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; trong đó đặc biệt quan tâm dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động, dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và khu công nghiệp”. Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi cho ý kiến chỉ đạo đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề kết hợp giữa đào tạo với giới thiệu việc làm, hình thành thị trường việc làm; gắn việc hoàn chỉnh công nghệ đào tạo cho các ngành nông, lâm, ngư với trình diễn thao tác nghề và thực hành kỹ năng nghề; chú ý hướng dẫn người lao động biết lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, cần hướng mạnh việc dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của doanh nghiệp; triển khai thí điểm các mô hình dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động.

Phó thủ tướng nhấn mạnh cần đặc biệt quan tâm dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động; dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và khu công nghiệp; dạy những nghề đặc thù có đặt hàng của địa phương mà ở đó người lao động có thể làm việc độc lập; dạy nhóm nghề dịch vụ cá nhân ở địa phương theo nhu cầu thực tế, phục vụ cuộc sống cộng đồng dân cư. (Theo Chinhphu.vn)

Học nghề chính thức được liên thông lên trình độ CĐ-ĐH

Ngày 28/10: Thông tư liên tịch về việc đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ CĐ và ĐH đã được chính thức ký kết bởi Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH.

Theo đó, những học sinh tốt nghiệp trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề có cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ CĐ và ĐH theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT. Đối với những học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề nhưng chỉ có bằng THCS, phải học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Sáng ngày 3.11.2010, Tổng cục dạy nghề thuộc bộ Lao động- thương binh và xã hội đã đánh giá về khoá cao đẳng nghề đầu tiên được tuyển sinh từ năm 2007 và ra trường năm 2010. Theo đó, đã có hơn 18.008 sinh viên tốt nghiệp, 80,39% sinh viên đã có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Thông tin từ nhiều cơ sở dạy nghề cho biết, ngay trong quá trình thực tập tốt nghiệp đã có nhiều sinh viên được doanh nghiệp cam kết nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp với mức lương khá hấp dẫn, từ 4,5 đến 5 triệu đồng/tháng. Có những sinh viên được nhận vào làm với mức 300 USD/tháng.

Tuấn phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Đào tạo liên thông cho học viên trường nghề

(Hiếu học). Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ TC, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH. Như vậy, các học viên trường nghề sẽ có thể học liên thông và nhận bằng chính quy lên các cấp học cao hơn

Không đáp ứng đủ nhu cầu học liên thông

Hiện nay, dù đã dành nhiều chỉ tiêu cho hệ đào tạo liên thông, chỉ tính riêng ở TP.HCM có hàng chục trường ĐH, CĐ tổ chức đào tạo liên thông với quy mô khá lớn và khá đa dạng ngành nghề, nhưng hầu hết các trường đều thừa nhận không đáp ứng đủ nhu cầu người học 

Tư vấn tuyển sinh: Muốn được học liên thông.

(Hiếu học). Vì hoàn cảnh nên chưa thể vào ĐH, nay muốn học liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ lên Đại học thì nhất thiết bạn phải đăng ký vào những ngành, những trường có liên thông. (Hiện có khoảng 100 trường ĐH, CĐ có các chương trình đào tạo liên thông từ TCCN, CĐ lên ĐH).  

Tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

(Hiếu học). Để được theo học hệ vừa học vừa làm, không bắt buộc bạn phải là người đang đi làm. Thời khóa biểu cụ thể của từng trường sẽ do chính các trường quyết định và bạn chỉ cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký dự tuyển để chọn trường và ngành phù hợp.

Cùng chuyên mục