Nhiều giáo viên dạy các môn như: văn, sử, địa, giáo dục công dân… là những môn lâu nay ở các địa phương nhu cầu tuyển dụng rất ít.
Những năm gần đây, sinh viên ngành sư phạm ra trường rất khó tìm việc làm, có nhiều môn học gần như không có nhu cầu tuyển dụng. Sự phối hợp giữa cung và cầu không có, học sinh khi tốt nghiệp THPT không có định hướng. Thế nhưng, các trường ĐH, CĐ Sư phạm vẫn tuyển sinh với chỉ tiêu khá lớn.
Nhiều giáo viên dạy các môn như: văn, sử, địa, giáo dục công dân… là những môn lâu nay ở các địa phương nhu cầu tuyển dụng rất ít. Mỗi năm, mỗi địa phương chỉ tuyển dụng một vài chỉ tiêu, thậm chí nhiều địa phương không tuyển do nhu cầu tại đơn vị đã đủ và thừa. Nhiều hiệu trưởng đau đầu khi bố trí nhân sự. Vì kinh phí khoán, đơn vị phải tự trả lương mà thừa như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí hoạt động tại đơn vị.
Chính sự đào tạo tràn lan như trên đã dẫn đến sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Từ đây dẫn đến cách tuyển dụng ở nhiều địa phương xảy ra tiêu cực (tình trạng phải là người quen biết, hoặc có nhiều tiền mới được tuyển dụng).
Người viết bài này tốt nghiệp ngành sư phạm khóa 2002-2006 của trường ĐH Huế. Khóa học này, ngành văn có hai lớp. Riêng lớp chúng tôi đã có 17 sinh viên quê Thanh Hóa. 5 năm đã trôi qua nhưng trong số này chỉ có 2 người xin được đúng ngành nghề. Trong số những người bạn thuở ấy của tôi, người thì lấy chồng ở nhà phụ giúp gia đình, người thì chật vật lo được suất làm văn phòng ở xã, thậm chí có người không thể xin được việc ở nhà nuôi vịt, làm ruộng.
Nhiều người xin dạy hợp đồng ngắn hạn tại các trường phổ thông nhưng chi phí cũng rất lớn. Mỗi tuần chỉ được xếp dạy 1-2 lớp. Vì vậy lương giáo viên hợp đồng chỉ dao động từ 400-600 ngàn đồng, số tiền đủ để đổ xăng và đầu tư in giáo án. Nhưng vì yêu ngành nghề của mình nên họ vẫn phải chấp nhận.
Được đào tạo mà không xin được việc làm sau khi ra trường là sự lãng phí rất lớn. 4 năm học, nhà nước miễn học phí, lo bố trí giáo viên giảng dạy, đầu tư trường lớp, thư viện, kiến tập, thực tập, làm khóa luận rồi các đề tài nghiên cứu khoa học… những sinh viên không xin được việc cũng tốn kém quá nhiều tiền trang trải ăn ở, sinh hoạt trong những năm theo học.
Một thực tại đang diễn ra là các năm gần đây, nhiều học sinh giỏi đã không thi vào ngành sư phạm. Điểm đầu vào của các trường đa số chỉ lấy ở mức điểm sàn… Nếu không có sự điều chỉnh, tương lai không xa ngành sư phạm sẽ không có thầy giỏi để đứng lớp.
Theo: Nguyễn Văn Khánh (Giáo viên trường THCS Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang)/(Giáo dục-TNO)
Triển khai tiếng Anh bậc tiểu học: Cần 24.000 giáo viên
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học cho biết, sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường sư phạm mở mã ngành đào tạo GV tiếng Anh, các tỉnh phải nâng cấp đầu tư cho các trường sư phạm. Đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chưa có việc làm, khuyến khích các em học thêm một số học phần về nghiệp vụ sư phạm để làm GV; đối với những sinh viên đang học ngoại ngữ năm thứ 2, nên động viên các em theo hướng vào sư phạm.
Nhu cầu nhân lực ngành sư phạm mầm non: Nghề không lo thất nghiệp!
Đề án Phổ cập giáo dục mầm non giai đoạn 2010-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu chung là bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng, miền được đến lớp. Với kinh phí gần 15 nghìn tỷ đồng, ngoài phần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đề án sẽ thực hiện đào tạo mới và bồi dưỡng cho 22.400 giáo viên phục vụ việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non.