Các bài phần trước:
Làm thế nào để xử lý với những thiếu hụt của bản thân? - phần 1
Làm thế nào để xử lý với những thiếu hụt của bản thân? – phần 2
Tâm sự với người nhút nhát
(hieuhoc_hieuhoc.com):Khi còn sống, John Crytal thường hay tư vấn cho những người nhút nhát. Chưa gì họ đã phát hoảng lên với ý nghĩ phải tìm đến người khác hỏi thông tin nên chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện đi tìm việc. Thế là John thiết lập một hệ thống giúp đỡ cho những người này. Ông có gợi ý rằng trước khi làm bất cứ cái gì trong cuộc phỏng vấn thông tin đầu tiên, bạn hãy đi ra ngoài nói chuyện với mọi người về bất cứ đề tài gì, chỉ để quen với việc nói chuyện với người khác. Hàng ngàn người tìm việc và đổi việc đã nghe theo lời khuyên của ông trong suốt 30 năm qua và thấy rằng nó thực sự có tác dụng. Thật vậy, những người nghe theo lời khuyên này thuộc vào nhóm có tỉ lệ tìm việc thành công đến 86% – mà không phải bất cứ công việc loàng xoàng nào đâu nhé, những công việc hoặc sự nghiệp mà họ trông đợi từ lâu nay đấy.
Daniel Porot, một chuyên gia tiên phong trong hướng nghiệp, đã áp dụng hệ thống của John vào một tổ chức. Ông quan sát thấy rằng John đã giới thiệu 3 loại phỏng vấn, cái loại mà chúng ta đang nói tới chỉ là để thực hành. Tiếp đến Phỏng Vấn Thông Tin và cuối cùng, tất nhiên là Phỏng Vấn Tuyển Dụng. Daniel quyết định gọi những phương pháp này là “Phương pháp PIE”; nó đã giúp ích cho hàng ngàn người tìm việc và đổi việc ở cả Mỹ và châu Âu.
———————
VẬY PIE LÀ GÌ?
Đam mê hoặc nhiệt tình
Phải, như đã đề cập từ trước, tôi sẽ lại nói về vấn đề này. Trong suốt quá trình tìm việc hoặc đổi việc, yếu tố quan trọng bậc nhất đối với phỏng vấn thông tin không phải là việc ghi nhớ hàng tá câu hỏi về những điều mà bạn nghĩ là sẽ phải nói.
Không, vấn đề nằm trong một điều đơn giản: bây giờ và mãi mãi là như thế: cần phải chắc chắn là bạn đang nói về cái điều mà bạn say mê hứng thú.
Nhiệt tình cũng là điều quan trọng không kém – nếu dành cho nó tất cả nhiệt tình, bạn sẽ thực hiện buổi phỏng vấn một cách hiệu quả, ở bất cứ mức độ yêu cầu nào. Cái điều mà bài tập này dạy chúng ta là những người nhát, một khi nói về cái mà mình yêu thích thì nỗi nhát sợ sẽ không còn chỗ và tình trạng luống cuống đến tahrm hại sẽ biến mất.
Ví dụ, nếu thích làm vườn, bạn sẽ quên mất tính hay bối rối xấu hổ của mình khi nói với ai đó về vườn tược và hoa cỏ. “Ôi, ông đã thấy khu vườn của ông B chưa nhỉ?”
Nếu “nghiền” phim ảnh, bạn sẽ chẳng còn nhớ ra mình là người nhát khi nói với ai đó về nghệ thuật này. Điều đó giải thích tại sao việc dồn hết nhiệt tình cho những khám phá và theo đuổi của bạn trong cuộc tra đổi với người khác lại quan trọng đến như vậy.
——————-
P viết tắt cho giai đoạn “làm nóng”. John Crystal đặt tên cho giai đoạn làm nóng là “Practice Field Survey”. Daniel Porot thì gọi P (pleasure) là niềm vui.
I viết tắt cho Information Interviewing.
E viết tắt cho Employer Interview với người có quyền hạn trong tuyển dụng.
Bạn có thể dùng chữ P này thay cho Practice (thực tập) khi đi khắp nơi nói chuyện tay đôi với người khác?
Điều này có thể đạt được bằng cách chọn một đề tài – bất cứ đề tài nào, dù có ngớ ngẩn và tầm thường đến mấy – nó cũng sẽ khiến bạn vui sướng khi nói về bạn bè hoặc gia đình. Để tránh hồi hộp, không nên liên hệ nó với bất cứ công việc nào trong hiện tại hoặc tương lai của bạn.
Dĩ nhiên có những đề tài có tác dụng hơn cho bài tập này, đó là:
– Nói về sở thích: trượt tuyết, xây cầu, thể dục, máy tính…
– Bất cứ niềm say mê nào trong thời gian rảnh, chẳng hạn cuốn phim mới mà bạn rất tâm đắc.
– Sự tò mò trong một thời gian dài: thắc mắc người ta dự báo thời tiết như thế nào, hoặc cảnh sát điều tra tội phạm ra sao.
– Một khía cạnh của thị xã hoặc thành phố quê hương, ví dụ hệ thống mua sắm mới mở…
– Một vấn đề xã hội làm bạn quan tâm, ví dụ như vấn đề của người vô gia cư, căn bệnh AIDS, sinh thái, hòa bình trên thế giới, sức khỏe v.v…
Chỉ có một điều duy nhất cho việc lựa chọn đề tài: nó phải là cái mà bạn thích nói với người khác, một chủ đề có thể bạn không biết nhiều nhưng đã dành cho nó sự quan tâm hơn hẳn những gì mà bạn biết nhiều hơn, nhưng những hiểu biết về nó chỉ khiến bạn buồn ngủ mà thôi.
Việc cần làm tiếp, để xác định nhiệt tình của bạn nằm ở đâu là nói chuyện với người cùng tràn trề nhiệt huyết cho điều đó. Để có kết quả tốt cho việc tìm kiếm, tốt hơn, hãy tìm đến người mà bạn không biết rõ lắm. Thử hỏi người quen xem ai sẽ là người thích nói chuyện về đề tài đó với bạn? Tìm ra một người như vậy cũng không phải là việc quá khó khăn.
Bạn muốn nói chuyện về viết văn? Hãy gõ cửa một giáo sư ở một trường học gần nhà, nếu là người dạy tiếng Anh thì càng tốt.
Một khi đã xác định rõ ai là người có thể chia sẻ nhiệt tình với mình, bạn có thể đến nói chuyện với họ. Khi nói chuyện trực tiếp với người này, việc đầu tiên cần nhớ là phải làm dịu đi những nỗi lo lắng khá dễ hiểu của họ. Bất cứ người khách nào dù thú vị đến mấy mà ngồi lâu đến “mọc rễ” ra thì cũng chỉ khiến lòng hiếu khách của chủ nhà vơi cạn dần. Nếu người ta sợ rằng bạn sẽ ở quá lâu thì họ sẽ luôn bận tâm đến điều đó và sẽ không còn tâm trí đâu ra mà nghe điều bạn muốn chia sẻ.
Vì thế, trong lần đầu tiên chỉ nên xin họ 10 phút mà thôi. Và phải giữ đúng lời hứa. Và luôn nhìn đồng hồ đeo tay như con diều hâu rình mồi, để đảm bảo là bạn không “câu giờ”. Đừng bao giờ ở lâu hơn, trừ khi chủ nhà yêu cầu. Tôi muốn nhấn mạnh là chủ nhà tha thiết yêu cầu.
Một khi họ đã đồng ý cho bạn 10 phút, hãy nói cho họ biết tại sao bạn có mặt ở đấy – rằng bạn cố gắng để có thể nói chuyện một cách thoải mái với mọi người trong khi tìm hiểu thông tin – và bạn hiểu rằng giữa 2 người có cùng một mối quan tâm, thực sự nghiêm túc.
Rồi còn gì nữa? Phải, mỗi đề tài thường kéo theo cả một bộ câu hỏi? Ví dụ, tôi thích phim ảnh, khi tôi gặp ai đó có cùng sở thích với mình thì câu hỏi đầu tiên sẽ là, “Gần đây hay xem những phim gì?” và vân vân. Nếu đó là một đề tài bạn ưa thích và thường nói về nó thì những câu hỏi hay sẽ tự động bật ra đúng lúc. Nhưng, nếu những câu hỏi như vậy không chịu nảy ra trong đầu, dù bạn có cố gắng đến mấy chăng nữa, thì những câu tiếp theo đã được chứng minh là tốt cho một cuộc trao đổi “có chất lượng” đối với hàng ngàn người tìm việc và đổi việc, bất kể chủ đề hay mối quan tâm của bạn là gì chăng nữa.
Vì thế hãy đọc kĩ, cố ghi nhớ (hoặc chép vào một tấm card nhỏ bằng lòng bàn tay) và hãy thử xem sao.
Những câu hỏi đơn giản dành cho thực hành
Với người mà bạn sẽ cùng thực hành phỏng vấn
– Bạn liên quan/hoặc quan tâm đến điều này như thế nào? (“Này” ở đây có thể là sở thích, sự tò mò, một khía cạnh,một vấn đề mà bạn rất quan tâm)
– Trong đó bạn thích điều gì nhất?
– Cái gì không thích nhất?
– Bạn có biết người nào có cùng mối quan tâm đến vấn đề này không?
– Trong câu chuyện tôi có thể nhắc đến tên bạn không?
– Tôi có thể nói bạn đã giới thiệu họ với tôi không?
– Sau khi chọn được một người trong danh sách họ nêu ra, bạn nói, “Tôi nghĩ mình sẽ nói chuyện với người này trước. Bạn có vui lòng gọi cho tôi một tiếng, để họ biết tôi là ai khi tìm đến họ?”
Trong khi thực hành phỏng vấn như vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn dẫn theo một người – còn tốt hơn nữa nếu đó lại là người bạo dạn hơn bạn. Và trong lần gặp đầu hãy để họ dẫn dắt câu chuyện, bạn chỉ ngồi quan sát xem 2 người kia tiến hành “hỏi đáp” như thế nào.
Cứ như thế đến lượt mình thực tập, bạn sẽ dễ hình dung rõ hơn xem mình phải nói cái gì trước cái gì sau.
Dù đi một mình hay đi cùng với người khác, cứ tiếp tục thực hành như thế cho đến khi bạn cảm thấy việc đối đáp với người khác trở nên dễ dàng hơn và có thế đặt ra những câu hỏi khiến bạn quan tâm.
Trong tất cả những việc này, niềm vui phải là điều then chốt nhất. Nếu vui, bạn sẽ thực hiện mọi việc đúng cách. Nếu không vui, bạn cũng hãy cố thực hiện bài tập này cho đến khi niềm vui rồi cũng tới. Có thể nó chỉ xuất hiện khi bạn đã nói chuyện với 4 người, hoặc 10 người, 20 người chưa biết chừng. Trước sau bạn cũng sẽ biết thôi.
Bước đầu |
P (niềm vui) |
I (thông tin) |
E (nhà tuyển dụng) |
Kiểu phỏng vấn |
Phỏng vấn điều tra theo lĩnh vực |
Phỏng vấn thông tin hoặc nghiên cứu |
Phỏng vấn tuyển dụng hoặc phỏng vấn thuê người làm |
Mục đích |
Nói chuyện với người quan tâm đến lĩnh vực này; để thâm nhập vào mạng lưới |
Tìm hiểu xem mình có thích công việc đó không trước khi cố gắng để có được việc làm đó |
Để được nhận vào làm một việc mà bạn biết là mình thích nhất |
Cách thức đi đến buổi phỏng vấn |
Đi cùng với một người nào đó |
Đi một mình hay cùng với một người nào đó |
Đi một mình |
Đối tượng nói chuyện |
Bất cứ ai chia sẻ với bạn nhiệt tình cho một chủ đề không liên quan đến công việc |
Nhân viên, người đang làm công việc mà bạn quan tâm |
Người có quyền tuyển bạn làm công việc mà bạn nghĩ là mình thích làm nhất |
Nói chuyện trong bao lâu |
10 phút (và không kéo dài hơn – có thể hẹn gặp vào11h50 phút, điều đó chứng tỏ bạn thành thực, bởi vì phần lớn mọi người đi ăn trưa vào lúc 12h) |
||
Hỏi cái gì |
Bất cứ thắc mắc hoặc mối quan tâm nào có thể chia sẻ giữa 2 người Nếu chưa nghĩ ra được điều gì, có thể bắt đầu với những gợi ý sau: 1. Bạn bắt đầu như thế nào với sở thích, mối quan tâm này? 2. Điều gì khiến bạn quan tâm hoặc hứng thú nhất? 3. Điều bạn không thích nhất là gì? 4. Bạn có biết ai cũng có cùng mối quan tâm hoặc sở thích có thể nói cho tôi biết nhiều hơn để thỏa mãn trí tò mò không? – Tôi có thể đến gặp họ không? – Tôi có thể nói bạn gợi ý tôi đến gặp họ không? – Tôi có thể nói là bạn giới thiệu họ? |
Bất cứ câu hỏi nào về công việc hoặc loại hình công việc. Nếu chưa nghĩ ra được điều gì, có thể bắt đầu với những gợi ý sau: 1. Bạn quan tâm đến công việc như thế nào và đã làm những gì để có được việc đó? 2. Điều gì khiến bạn quan tâm hoặc hứng thú nhất trong công việc? 3. Điều gì trong công việc khiến bạn không thích nhất? 4. Bạn có biết bất cứ ai cũng thích công việc này nhưng có cái nhìn khác không? 5. Những thách thức hoặc vấn đề mà bạn phải đối phó trong công việc là gì? 6. Cần có những kỹ năng nào để đối phó với những thách thức và vấn đề đặt ra? |
Nói cho họ biết bạn thích gì về tổ chức hoặc doang nghiệp của họ và loại hình công việc mà bạn tìm kiếm. Nói cho họ biết những thách thức mà bạn muốn đương đầu. Những kỹ năng bạn có thể sử dụng trong việc giải quyết những khó khăn thách thức ấy. Những kinh nghiệm mà bạn có trong việc giải quyết các thách thức trong quá khứ. |
Sau đó, ngay trong buổi tối hôm đó |
Xin tên họ và địa chỉ người ấy Gửi đi một lá thư cảm ơn |
Xin tên họ và địa chỉ người ấy |
Hết
Richard Nelson Bolles
(hieuhoc_hieuhoc.com trích lược từ sách: Kinh thánh cho người tìm việc – Cây dù của bạn màu gì?, Nxb. Trẻ, 2008 )