Làm thế nào để xử lý với những thiếu hụt của bản thân? – phần 2

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bạn không thể biết trước chuyện gì sẽ xảy ra, rất có thể ngay ngày hôm sau hoặc bằng một cách nào đó những người ấy có thể giúp đỡ bạn. Một lá thư cảm ơn giống như một ngôi sao âm thầm sẽ nhấp nháy tín hiệu nào đó trong bộ nhớ của họ về bạn.

Bây giờ, trở ngại lớn nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể có đó là thái độ đối với những điểm chưa hoàn thiện của mình, vì thế tôi muốn cùng bạn suy nghĩ một cách thấu đáo xem câu nói “tôi còn có những điểm chưa tốt” có ý nghĩa gì.

Đầu tiên, nó nói nên định kiến về phía nhà tuyển dụng. Ví dụ, việc “tôi béo” không hề ngăn cản tôi thực hiện một việc gì đó. Vì thế, nếu người ta không tuyển bạn vì bạn hơi thừa cân, thì về mặt nguyên tắc, “béo” hoàn toàn không phải là một khiếm khuyết mà chúng ta đang nói đến; đó là định kiến.

Một khiếm khuyết thật sự là cái khiến bạn không thể làm việc. Bây giờ ta hãy bàn về điều đó. Hãy bắt đầu bằng cách thử nói xem hết thảy có bao nhiêu kỹ năng trên đời. Không ai biết con số chính xác, vì thế ta cứ đoán “mò”. Giả định rằng có tất cả 4.341 kỹ năng lớn nhỏ. Vậy, một người trung bình thường sở hữu bao nhiêu kỹ năng trong số hơn 4000 kỹ năng ấy? Cũng chẳng có ai biết nốt nên ta lại đoán đại, cứ cho là người bình thường sở hữu khoảng 1/3, tức là 1.341 kỹ năng. Thế là quá nhiều rồi và nó có nghĩa là một người thường thường bậc trung có thể làm được 1.341 việc. Bây giờ hãy trả lời tôi câu hỏi: cái người bình thường ấy có điểm thiếu hụt không?

Câu trả lời tất nhiên sẽ là “có”. Làm phép trừ thì có tới 3000 việc mà một người bình thường không thể làm. Người bình thường có nghĩa là tất cả mọi người. Và như vậy ai cũng có chỗ bất cập.

Vì thế, nếu trong khi đi tìm việc, bạn nghĩ mình có chỗ này chưa tốt, chỗ kia chưa được thì tôi hoàn toàn đồng ý với bạn và với tất cả mọi người. Thế cái khiếm khuyết của bạn có gì đặc biệt với những người khác không? Câu trả lời là “không”. Trừ khi… bạn bị ám ảnh rằng mình có nhiều khiếm khuyết đến nỗi không thể nghĩ được cái gì khác ngoài những việc bạn không thể làm, mà quên đi rằng còn có rất nhiều việc mà bạn có thể làm tốt. Trừ khi bạn viện ra tất cả những lý do chính đáng mà người ta không muốn thuê bạn, thay cho những lý do chính đáng mà người ta phải mở rộng cửa đón bạn. Trừ khi bạn đi tìm việc mà như kẻ ăn xin chứ không phải là một người có tiềm năng.

Sau đây là một bài tập hữu ích cho tất cả chúng ta – những người không hoàn hảo đang tìm việc hoặc đổi việc. Hãy lấy ra một tờ giấy và chia ra làm 2 cột, như sau:

Việc tôi không thể làm

Việc tôi có thể làm

Sau đó hãy nhìn vào bảng các kỹ năng của con người ở sau đây, chép càng nhiều càng tốt vào các cột thích hợp, chỉ căn cứ vào một thực tế bạn có thể làm được việc này việc kia, và không thể (hoặc còn chưa) làm được cái này cái nọ. Dùng thêm một tờ giấy nữa, nếu thấy cần thiết.

DANH SÁCH 246 KỸ NĂNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Đạt được điều gì đó
Khuyên bảo
Xác định
Tính toán tiền bạc
Phân loại
Hoàn thành
Giữ gìn
Sao chép
Giao hàng
Phát triển
Khám phá
Phân phối
Chỉnh sửa
Ước lượng
Trộn
Phát ra thông điệp
Chịu trách nhiệm
Minh họa
Nâng cao chất lượng hoặc số lượng
Kiểm tra
Hòa nhập
Kiểm kê
Học hỏi
Duy trì
Gặp gỡ
Động viên
Đề nghị
Nhìn thấy trước
Chụp ảnh
Chuẩn bị
Chế biến
Đọc sửa bản in thử
Đặt câu hỏi
Đón nhận
Giảm số lượng
Sửa chữa
Giải quyết
Liều
Chia tách
Nặn
Giải quyết vấn đề
Sắp xếp theo hệ thống
Kể chuyện
Phiên dịch, đánh máy
Hợp nhất
Diễn đạt bằng lời
Viết
Ứng dụng
Lường trước
Ước định
Tính toán
Sưu tầm
Vi tính
Vẽ kỹ thuật
Sáng tạo
Đi sâu vào chi tiết
Chuẩn đoán
Bày biện

Nâng
Đóng kịch
Phân tích
Thu thập
Xây dựng
Huấn luyện
Sáng tác nhạc
Củng cố/gia cố
Tư vấn
Thiết kế
Pha chế
Pha trò vui
Loại trừ
Ước lượng/Đánh giá
Diễn đạt
Làm theo hướng dẫn
Khai thác
Lãnh đạo
Tưởng tượng
Tác động đến người khác
Truyền cảm hứng
Giải thích
Điều tra
Giảng giải
Chế tạo
Ghi nhớ
Xác định hướng, vị trí
Vận hành
Vẽ
Điều khiển máy móc
Ra lệnh
Chế tạo
Bảo vệ
Nuôi trồng
Khuyên răn
Đề xuất
Chữa đồ đạc
Đối đáp
Lên chương trình
Phục vụ
Chia sẻ
Xếp loại
Cung ứng
Đưa ra lời chỉ dẫn
Chăm sóc
Di chuyển
Phân xử
Kết hợp
Rửa
Sát hạch
Chiết
Trình bày rõ ràng
Khúc chiết
Cho
Giúp đỡ
Bổ sung
Thông báo
Lắp đặt
Phỏng vấn
Trọng tài
Thương lượng

Sắp đặt theo thứ tự
Tiếp nhận lên kế hoạch
Trình bày một vấn đề
Lên chương trình
Cung cấp
Đọc
Hòa giải
Làm người khác phục hồi
Tưởng thuật
Khôi phục lại
Chọn lọc
Bố trí
Chứng tỏ
Nói năng
Biểu tượng hóa
Nói chuyện
Thử và chứng minh
Lừa dối
Hiểu
Nâng cao chất lượng
Cân nhắc nặng nhẹ
Nói trước đám đông
Làm trọng tài
Đặt mục đích
Vẽ bản đồ
Giao tiếp
Khái quát
Kiểm soát vấn đề
Quyết định
Theo dõi
Đào sâu vấn đề
Thúc ép
Khai triển vấn đề
Đệ trình
Thành lập cái mới
Hướng dẫn thực hiện
Thôi miên
Cải thiện
Khởi xướng
Thiết lập một cái mới
Lôi kéo, vận động
Giữ gìn
Lắng nghe
Làm mô hình
Quan sát
Tổ chức
Làm mẫu
Chơi
In
Làm đề án
Quảng bá
Nhận ra vấn đề
Ghi âm
Liên hệ
Đại diện
Tìm lại được

Hát
Nghiên cứu chuyên sâu
Điều phối
Dạy học
Huyến luyện
Phát hiện vấn đề
Đóng giả người khác
Sử dụng
Chiến thắng
Chỉ huy
Dàn xếp
Kiểm toán
Rà soát
Biên soạn
Phối hợp với người khác
Đưa ra định nghĩa
Xác định
Chỉ đường
Phân tích
Lái xe
Thiết lập
Làm thí nghiệm
Làm kinh tế
Thu thập
Vận dụng
Nhận biết
Ứng biến
Tạo ra cái mới
Sáng chế
Dẫn đầu
Ghi chép hải trình
Điều đình
Giám sát
Vượt khó
Phát minh
Thuyết khách
Tiên đoán
Giải quyết vấn đề
Quảng cáo
Mua hàng
Lý luận
Tuyển dụng
Nhớ lâu
Ôn lại
Linh cảm
Khâu vá
Vẽ phác thảo
Tóm tắt
Tổng hợp
Xây dựng tổ nhóm
Ghi ký xướng âm
Giám hộ
Đảm trách
Tận dụng
Làm việc
Quản lý
Cố vấn
Dàn cảnh
Bán hàng

Khi đã hoàn chỉnh 2 danh sách trên, hãy chọn ra 5 việc mà bạn có thể làm và thích làm, sau đó hãy nghĩ đến những dẫn chứng minh họa và ví dụ trong quá khứ để có thể làm cho luận điểm của mình thêm sức thuyết phục.

Còn những việc bạn không thể làm thì sao? Nếu thực sự bạn có điểm thiếu hụt hoặc khiếm khuyết và nó có một cái tên gọi, hãy tìm hiểu về nó qua internet. Nếu vấn đề của bạn là gặp khó khăn trong di chuyển hoặc thiếu đi một chức năng nào đó, Hội hỗ trợ những người khuyết tật có thể giúp tìm cho bạn những việc làm phù hợp.

Ngẫn nhiên làm sao, có một điểm yếu mà người ta hiếm khi nói đến và tác động ghê gớm của nó lại chính là tính nhát nhúa. Vì thế, để kết thúc phần này, chúng ta hãy nói về nó và thảo luận xem có thể làm gì được với tính nhát sợ của con người.

Richard Nelson Bolles

(hieuhoc_hieuhoc.com trích lược từ sách: Kinh thánh cho người tìm việc – Cây dù của bạn màu gì?, Nxb. Trẻ, 2008 )

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Cùng chuyên mục