Đã bao giờ ta tự hỏi, sao cuộc sống và công việc sao cứ “xà quần” như cũ, chả có gì mới, sau bấy nhiêu năm. Tuổi đời chồng chất, mà thành công thì hãy còn xa…
Ta gặp vài người lớn hơn, kinh nghiệm sống phong phú hơn, họ khuyên vẻn vẹn “Hãy mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân!”.
Vậy, “vùng an toàn” là gì? Làm sao để vượt qua? Liệu chăng đó là nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến những đột phá trong công việc, cuộc sống của ta?
Bài viết dưới đây, Hiếu Học, tham khảo từ LCV và Kenhtuyensinh, xin chia sẻ đến bạn 5 cách bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, giúp bạn có cơ hội phát triển bản thân, tự tin theo đuổi đam mê, khám phá những điều mới và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
1. Vùng an toàn là gì?
Vùng an toàn được định nghĩa là một trạng thái tâm lý thỏa mãn về mặt cảm xúc khiến cho bản thân người đó cảm thấy thoải mái, quen thuộc với môi trường hiện tại mà không muốn đi ra khỏi môi trường đó. Khi ở vùng an toàn, bạn có cảm giác an tâm, chắc chắn, không phải lo lắng và bất an nhiều. Do đó, có nhiều người chọn sống trong vùng an toàn của bản thân.
Vùng an toàn là nơi bạn cảm thấy bản thân thoải mái dễ chịu nhất, cuộc sống cứ yên bình diễn ra mỗi ngày.
2. Vì sao nên vượt khỏi vùng an toàn?
Tuy việc sống trong vùng an toàn khiến bạn an tâm hơn, nhưng nếu sống như vậy bạn sẽ càng sợ sệt những sự việc ngoài giới hạn của bản thân. Từ đó, không đủ can đảm để đạt được những mục tiêu lớn hơn, lâu dần sẽ khiến cuộc sống tẻ nhạt, không có ý nghĩa.
Thay vào đó, nếu bạn thoát khỏi vùng an toàn bạn nhận được nhiều lợi ích như:
- Cơ hội phát triển.
- Giúp bạn tự tin hơn.
- Tạo dựng được các mối quan hệ bền chặt.
- Khám phá được những điều mới của bản thân.
- Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tươi sáng hơn.
3. Những điều khiến bạn chùn bước khi thoát khỏi vùng an toàn
Có nhiều lý do khiến cho việc bước khỏi vùng an toàn của bạn gặp khó khăn, cụ thể như:
- Nỗi sợ phải bắt đầu lại từ đầu.
- Nỗi sợ thất bại.
- Sợ những điều chưa biết.
- Không muốn mất đi cảm giác thoải mái
- Thiếu sự tự tin.
- Không chịu được áp lực xã hội.
Có nhiều yếu tố cản bước bạn khi muốn vượt ra khỏi vùng an toàn, khó đạt được thành công.
4. 5 cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn
Dưới đây là 5 cách giúp bạn thuận lợi bước khỏi vùng an toàn của bản thân:
4.1 Xác định rõ mục tiêu
Đầu tiên bạn nên làm chính là xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Đều này giúp bạn dễ dàng hoạch định được những công việc mình cần làm, biết được cẩn khắc phục những ưu điểm nào để hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, bạn nên nâng dần mục tiêu lên mỗi khi hoàn thành, từ đó có động lực để thực hiện những việc to lớn hơn.
4.2 Lên kế hoạch thực hiện chi tiết
Thay vì chỉ nghĩ về việc bước khỏi vùng an toàn trong đầu, bạn nên vạch ra lộ trình thực hiện rõ ràng để dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất. Trong đó, lộ trình nên có những bước đột phá hay thử thách ở nhiều lĩnh vực. Qua đó, bạn có thể vượt qua nỗi sợ và tự tin đón nhận những điều mới mẻ, thay vì chỉ quanh quẩn trong những nội dung quen thuộc, an toàn.
4.3 Trang bị thêm các kỹ năng mới
Để thoát khỏi vùng an toàn, bạn cần thay đổi và phát triển bản thân. Học hỏi và xây dựng kỹ năng mới là một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này. Theo đó, bạn có thể đọc sách, tự học, tìm hiểu và phát triển các kỹ năng mới để nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn hãy trau dồi kiến thức cho bản thân để thoát khỏi vùng an toàn và trở thành phiên bản tốt nhất.
4.4 Dũng cảm đối mặt với nỗi sợ
Nếu luôn tự giới hạn bản thân trong khuôn khổ an toàn, bạn sẽ không biết được mình có thể đạt được gì. Chính vì thế, để bứt phá, tự tin hơn bạn cần chấp nhận và dám đối diện với nỗi sợ của bản thân. Cụ thể, bạn hãy thực hiện những thử thách nhỏ như bắt chuyện với một người xa lạ, dám nêu lên ý kiến hay phát biểu ở công ty,… từ đó dần đối mặt với những thử thách lớn hơn.
4.5 Chọn người đồng hành – người Khai vấn (Coach)
Ngoài ra, tham gia một chương trình khai vấn để hiểu rõ mong muốn bản thân, xây dựng nội lực cũng là cách giúp bạn dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn.
Trên đây là những cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn thuận lợi. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể tự tin theo đuổi đam mê, có định hướng phát triển bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Du lịch để khám phá bản thân
Theo Kênh tuyển sinh.