(hieuhoc_hieuhoc.com) Chương trình đào tạo trung cấp chuyên ngiệp ngành Kỹ thuật Nông nghiệp tổng hợp nhằm giúp người học nắm được cơ sở khoa học và nguyên lý cơ bản của các quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; những kỹ năng thực hành, phương pháp tiếp cận khoa học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của sản xuất nông – lâm -ngư nghiệp ở địa phương.
Muốn cạnh tranh với thế giới, muốn chất lượng nông nghiệp của nước ta được cải thiện thì phải có một đội ngũ am hiểu khoa học nông nghiệp, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, hướng dẫn lại kiến thức cho những người làm nghề… – Sinh viên ngành trồng trọt – bảo vệ thực vật thực hành cắt ghép cành – Ảnh: NGỌC TRƯỜNG/TTO
Hiện nay ngành trồng trọt – bảo vệ thực vật có đào tạo tại Trường đại học Nông lâm TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Trung cấp kỹ thuật Nông nghiệp TP.HCM và Trung cấp Nông lâm Bình Dương.Cả nước có 13 trường ĐH, CĐ có đào tạo về nông lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề về nông lâm nghiệp. Mặc dù vậy, số cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ khối ngành nông lâm nghiệp ra trường hàng năm không đủ cung ứng cho nhu cầu xã hội vốn đang tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu nguồn nhân lực cho ngành Nông – Lâm nghiệp cũng đang mở ra cơ hội cho việc lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ đi vào lĩnh vực có tiềm năng đang phát triển này (Hiện đóng góp xấp xỉ 25% GDP cho đất nước).
Thầy Bùi Thanh Hùng, trưởng phòng đào tạo Trường trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp TP.HCM, cho biết mỗi năm trường nhận được hơn 100 đơn đề nghị giới thiệu sinh viên ngành trồng trọt-bảo vệ thực vật từ các công ty, trong khi đó mỗi năm trường chỉ có 30 học viên ngành này ra trường. “Hầu hết sinh viên ngành trồng trọt –bảo vệ thực vật ra trường có việc làm ngay. Mức lương khởi điểm 3-3,5 triệu đồng/tháng. Ngành này thích hợp với nam hơn do môi trường làm việc ngoài trời và thường đến các tỉnh để công tác”, thầy Hùng nói.
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng chỉ rõ những nghề sẽ được chú trọng đào tạo trong 10 năm tới của từng vùng miền. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long chú trọng đào tạo nhân lực ngành Công nghiệp chế biến nông lâm, thủy hải sản xuất khẩu; chế biến rau quả, chế biến thịt, cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí sửa chữa, điện, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, dược phẩm…
Chương trình đào tạo trung cấp chuyên ngiệp ngành Kỹ thuật Nông nghiệp tổng hợp nhằm giúp người học nắm được cơ sở khoa học và nguyên lý cơ bản của các quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; những kỹ năng thực hành, phương pháp tiếp cận khoa học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của sản xuất nông – lâm -ngư nghiệp ở địa phương.
Sau khi học xong chương trình Kỹ Thuật Nông Nghiệp Tổng Hợp, sinh viên có khả năng:
Kiến thức
- –Nắm vững kiến thức kỹ thuật cơ sở về: Sinh lý cây trồng, vật nuôi, dinh dưỡng, giống cây trồng, vật nuôi, sinh thái môi trường.
- –Hiểu biết kiến thức chuyên ngành về: Chăn nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc gia cầm, trồng trọt các loại cây và bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản
- –Có kiến thức về quản lý sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn công tác.
- –Người học có thể chọn một trong các chuyên ngành của bậc Cao đẳng, Đại học như: Chăn nuôi, Nông học, Thú y, Bảo vệ thực vật hoặc Khuyến nông-Phát triển nông thôn.
Kỹ năng
- –Xác định chính xác các yếu tố sinh thái, điều kiện môi trường phù hợp với cây trồng, vật nuôi.
- –Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật cơ bản trong việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động và trực tiếp thực hiện được hiệu quả kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- –Đảm bảo thực hiện tốt kỹ năng phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, kỹ năng bảo vệ thực vật cho cây trồng theo từng đặc điểm và yêu câu cơ sở.
- –Có tác phong nghiêm túc, chính xác, khoa học, cần cù trong công việc.
Vị trí làm việc và khả năng công tác khi ra trường
Sinh viên sau khi ra trường có khả năng làm việc trực tiếp tại các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, các trạm thú y, bảo vệ thực vật tại các địa phương, đảm nhận công tác tham mưu cho chính quyền địa phương, cho đơn vị công tác về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hoặc trực tiếp điều hành về công tác này khi được yêu cầu. Ngoài ra còn có đầy đủ điều kiện để trở thành một cán bộ khuyến nông tại địa bàn nông nghiệp.
·Sáng 20-10, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã trao bằng tốt nghiệp tiến sĩ khoa học nông nghiệp cho ba nghiên cứu sinh và 72 bằng thạc sĩ thuộc các ngành kỹ thuật cơ khí, chăn nuôi, lâm học, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học, quản lý đất đai, nuôi trồng thủy sản, khoa học cây trồng, thú y và kinh tế nông nghiệp.
Ba tiến sĩ được trao bằng lần này có TS Nguyễn Văn Khang, chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, với luận án khoa học cây trồng; TS Trần Thị Dạ Thảo, giảng viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, và TS Bùi Trung Thành, giảng viên ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Tuấn Phong