Khoan dung và niềm tin

Có một chàng trai trẻ, sau khi tốt nghiệp khó khăn lắm mới tìm được một công việc kinh doanh phù hợp với ngành học của mình. Anh ta làm việc một cách chăm chỉ, cần mẫn nhưng sau nửa năm kết quả công việc không có chút khởi sắc nào, thất bại liên tiếp thất bại.

Trong khi đó đồng nghiệp của anh đều hoàn thành tốt công việc và được biểu dương trước toàn công ty. Chàng trai trẻ quá thất vọng với năng lực của mình, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh đã đi đến quyết định xin nghỉ việc. Buổi sáng hôm đó, chàng trai bước vào phòng giám đốc, sau khi báo cáo kết quả công việc, anh xấu hổ nói với giám đốc của mình rằng: “Thưa ngài, tôi nghĩ tôi không phù hợp với công việc này, xin phép ngài cho tôi nghỉ việc”.

Sau khi nghe lời trình bày của chàng trai trẻ, vị giám đốc từ tốn nói: “Cậu cứ về phòng làm việc bình thường đi. Tôi sẽ cho cậu thời gian để thay đổi cách suy nghĩ và tác phong làm việc. Đến khi nào mà cậu cảm thấy bản thân mình thu được thành công thì lên gặp tôi. Đến lúc đó mà cậu vẫn muốn ra đi thì tôi cũng không giữ cậu nữa”.

Sự khoan dung của vị giám đốc khiến chàng trai cảm động, anh nghĩ: “Giám đốc đã cho mình một cơ hội thì lẽ nào mình lại từ chối. Phải làm được một việc gì đó cho công ty thì mới nên ra đi”. Sau lần gặp gỡ đó, chàng trai làm việc dường như hăng say hơn, trước khi làm bất kỳ công việc gì anh đều suy nghĩ và cân nhắc kỹ trước khi bắt tay vào làm.

Một năm sau, chàng trai trẻ lại bước chân vào phòng giám đốc. Trái với thái độ chán nản, buông xuôi của lần gặp trước, lần này trông anh rất hào hứng và vui vẻ khi nói chuyện với cấp trên của mình. Trong 7 tháng liên tiếp, anh đã luôn đứng ở vị trí quán quân về doanh số kinh doanh và trở thành nhân viên cốt cán của công ty. Lúc này, chàng trai trẻ mới nghĩ: “Hoá ra công việc này cũng phù hợp với mình đó chứ, nhưng tại sao lúc đầu khi xin nghỉ việc, giám đốc lại từ chối và giữ lại một người tưởng là thất bại như mình nhỉ?”.

Đem thắc mắc đó hỏi lại giám đốc, câu trả lời mà chàng trai nhận được lại nằm ngoài mọi dự đoán của anh: “Bởi vì tôi có niềm tin và không can tâm chịu như cậu”.

Vị giám đốc nói tiếp: “ Còn nhớ khi công ty tuyển nhân viên, tôi đã nhận được hơn 100 hồ sơ xin việc, tiến hành phỏng vấn hơn 20 ứng viên và cuối cùng mới chọn ra đượcmột người- chính là cậu. Nếu như 1 năm trước tôi tiếp nhận đơn xin thôi việc của cậu thì chính tôi mới là người thất bại. Tôi vẫn luôn tin rằng, một khi cậu đã nhận được sự tin tưởng của tôi thì chắc chắn cậu sẽ có đủ năng lực để hoàn thành tốt mọi việc, thứ cậu thiếu chỉ là cơ hội và thời gian. Nói như thế có nghĩa là tôi có lòng tin vào cậu thì cũng là có lòng tin vào chính bản thân tôi. Tôi không muốn tin là mình trọng dụng nhầm người”.

Chàng trai đó chính là tôi đây. Sau khi từ phòng giám đốc trở về tôi mới hiểu rằng: “ Cho người khác sự khoan dung và niềm tin thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều”.

Theo: (Zhiye.com/Tamnhin)

Bài liên quan

Niềm tin xây dựng thành công.

(Hiêu học). Bạn đã, đang và sẽ đạt được những gì? Bạn có được sự tôn trọng tương xứng với những gì bạn đã cố gắng không? Thật kỳ lạ, ảnh hưởng của bạn đối với người khác nhiều hay ít lại tùy thuộc vào niềm tin của bạn. Không những thế, bạn có niềm tin vào chính bạn còn giúp cho bạn tạo ra những cơ hội mới, có những điều kiện thuận lợi hơn, dễ dàng đạt được những thành công tốt đẹp hơn.  

Nguyên lý thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Dù bạn muốn làm việc gì, nếu bạn tin tưởng là thành công thì năng lực của bạn khi làm việc ấy sẽ tăng lên mạnh mẽ. Luôn sẵn sàng có các cơ hội cho bạn, thất bại chỉ tồn tại khi bạn tin và sợ hãi thất bại. Chỉ cần bạn luôn giữ được niềm tin thành công, thì cuối cùng thành công nhất định sẽ đến.

Không dễ dàng chấp nhận thất bại.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.  

Tính cách nào là quyết định?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Những tính cách nào là quyết định để thành công? Để thành công, đó không chỉ là những kỹ năng học được từ trường lớp, mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn.

Nhân cách: Sự thành công và lòng tự trọng.

(Hiếu học). Điều người ta quan tâm là sự thành công của bạn, thành công càng lớn thì sự quan tâm càng nhiều. Đúng, nhưng tự bản thân, sự thành công chỉ có ý nghĩa khi nó được phát xuất cùng với lòng tự trọng, đó là nhân cách.      

Làm thế nào đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Cho em hỏi, hiện nay nghề nào đang cần lao động có trình độ nhiều nhất? Nghề nào khi ra trường bảo đảm sẽ có việc làm? Nếu chọn nghề có chế độ lương cao và ổn định thì ngành đó cần những tiêu chuẩn như thế nào? Có khó quá không? – Em xin cảm ơn! (Saobangtimban_tk - Trà Vinh).

Cùng chuyên mục