Thông tin khóa học
- Ngày khai giảng: Khoảng tháng 4
- Điện thoại: 08. 3940 0989
- Học phí: Liên hệ trường
- Liên hệ: Liên hệ trường
- Văn bằng/ Chứng chỉ:
- Tần suất khai giảng:
- Thời gian học:
- Thời lượng:
Nội dung khóa học
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ Luật học năm 2010 như sau:
I. CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH :
Luật Kinh tế - Mã số : 62.38.50.01
Luật Hình sự - Mã số : 62.38.40.01
II. HÌNH THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển
III. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH VÀ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU:
a) Chỉ tiêu tuyển sinh:
Gồm 17 chỉ tiêu cho hai chuyên ngành nêu trên.
b) Các hướng nghiên cứu:
Danh mục các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu kèm theo danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh, số lượng nghiên cứu sinh có thể tiếp nhận theo từng hướng nghiên cứu hoặc lĩnh vực nghiên cứu (xem tại Phụ lục II của Thông báo tuyển sinh).
IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ:
Người dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ phải có các điều kiện sau:
1. Điều kiện về văn bằng và bài báo:
a) Có bằng thạc sĩ Luật học và đã có ít nhất một bài báo phù hợp với hướng đề tài nghiên cứu đã công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.
b) Có bằng cử nhân Luật hệ chính quy loại khá và có ít nhất ba bài báo phù hợp với hướng đề tài nghiên cứu đã công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.
c) Có bằng cử nhân Luật hệ chính quy loại giỏi và có ít nhất hai bài báo phù hợp với hướng đề tài nghiên cứu đã công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành trước khi nộp hồ sơ dự tuyển
(xem danh mục tạp chí khoa học chuyên ngành Luật tại Phụ lục I của Thông báo tuyển sinh).
2. Các điều kiện bắt buộc khác:
a) Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó cần trình bày rõ ràng những vấn đề sau:
- Lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu;
- Mục tiêu và mong muốn đạt được;
- Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo;
- Những dự định và kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ để đạt được những mục tiêu mong muốn;
- Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu;
- Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp;
- Đề xuất người hướng dẫn nếu có.
Nội dung của bài luận cần phản ánh được những điểm mạnh của tác giả. Bài luận cần phải được trình bày với văn phong trong sáng, rõ ràng không lập lại những thông tin về kết quả học tập, nghiên cứu đã có trong hồ sơ dự tuyển.
Bài luận tối thiểu 1600 từ đến tối đa 2500 từ (4-6 trang) được trình bày theo phông chữ Time New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương, dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3.5 cm; lề dưới 3 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên mỗi trang giấy, được in trên giấy trắng một mặt khổ A4 (210x297).
b) Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:
- Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;
- Năng lực hoạt động chuyên môn;
- Phương pháp làm việc;
- Khả năng nghiên cứu;
- Khả năng làm việc theo nhóm;
- Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;
- Triển vọng phát triển về chuyên môn;
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
c) Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.
d) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).
V. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển:
1. Người dự tuyển phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C của những trung tâm khảo thí ngoại ngữ trong nước có uy tín được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, công nhận và giao nhiệm vụ;
- Có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, iBT 45 điểm hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành tiếng Anh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học tại các chương trình đào tạo trong nước mà ngôn ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch.
2. Trường hợp người dự tuyển không có một trong các văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ nói trên, Nhà trường sẽ tổ chức thi môn Tiếng anh trình độ C.
VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH GỒM:
1. Đơn xin dự thi (theo mẫu);
2. Bản sao (có công chứng, chứng thực) bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học, bản sao (có công chứng, chứng thực) bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ;
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với những người chưa có việc làm);
4. Công văn giới thiệu đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước;
5. Giấy chứng nhận có đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa;
6. Bản sao (có công chứng, chứng thực) các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động để chứng nhận thời gian thâm niên công tác;
7. 02 ảnh 3 x 4 (chụp không quá 6 tháng), và 05 phong bì có dán tem, ghi địa chỉ;
8. Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố (06 bản photo/1 bài báo);
9. Bài luận về dự định nghiên cứu;
10. Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học;
11. Bản sao có công chứng, chứng thực chứng chỉ văn bằng ngoại ngữ.
VII. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH:
1. Phát và nhận hồ sơ đăng ký dự thi : Từ 05/04/2010 đến 12/05/2010.
2. Thời gian xét tuyển: Từ 16/08/2010 đến 12/10/2010.
3. Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Từ 25 – 29/10/2010.
4. Thời gian nhập học: Từ 15 – 19/11/2010.
5. Lệ phí xét tuyển: 1.500.000 đồng/ thí sinh
6. Thời hạn nộp lệ phí xét tuyển: Đến hết ngày 12/05/2010.
Địa điểm nộp lệ phí: Phòng B.105, số 2, Nguyễn Tất Thành, Q.4, Tp.HCM.
Nhà đào tạo
Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (LPS)
+ Vùng tuyển: Trong cả nước + Môn thi: theo quy định của Bộ GD và ĐT + Ngày thi và khối thi theo quy định của Bộ GD và ĐT + Điểm trúng tuyển theo khối thi và ngành học