Thông tin khóa học
- Ngày khai giảng: 25/11/2012
- Điện thoại: (84) 4 6285 3863
- Học phí: 4,800,000 đồng/khóa
- Liên hệ: Liên hệ trường
- Văn bằng/ Chứng chỉ: Chứng chỉ "Kiểm Soát Nội Bộ"
- Tần suất khai giảng:
- Thời gian học: Tối thứ 2 & 4 (từ 18h-21h) Hoặc Cả ngày chủ nhật ( Sáng 9h -12h , chiều 14h -17h)
- Thời lượng: 8 buổi
Nội dung khóa học
LỢI ÍCH CỦA KHÓA HỌC
Khóa học sẽ đưa ra những tình huống, những rủi ro hoạt động mà doanh nghiệp thường gặp, từ đó phân tích mục đích hoạt động cũng như mục đích kiểm soát liên quan để học viên có thể tự tiếp cận và đưa ra những thủ tục kiểm soát cho từng nội dung cụ thể.
Sau khi hoành thành khóa học bạn có thể:
- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD của công ty (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...); Rủi ro tài chính và rủi ro tuân thủ
- Có phương pháp bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp.
- Có phương pháp đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp.
- Biết cách tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần).
ĐỐI TUỢNG THAM DỰ
- Ban Giám đốc, Ban kiểm soát
- Trưởng phòng kế toán, tài chính
- Cán bộ phòng kế toán, tài chính, bộ phận kiểm soát nội bộ
NỘI DUNG CHUƠNG TRÌNH
*Thời lượng: 1 buổi - Bản chất của Hệ thống Kiểm soát nội bộ - Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp - Những nguyên tắc cơ bản của Hệ thống Kiểm soát nội bộ - Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp - Các hướng dẫn về của Tổng công ty/Công ty mẹ - con, Công ty cổ phần
|
Chuyên đề 2: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ *Thời lượng: 2 buổi - Sơ đồ tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 5 thành tố chính: Môi trường kiểm soát, Biện pháp xác định rủi ro, Các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài, Yếu tố giám sát và thẩm định - Các bước xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ - Hệ thống các văn bản quản lí và qui trình kiểm soát nội bộ Bài tập: tìm hiểu quy trình kiểm soát nội bộ qua tình huống thực tế tại doanh nghiệp |
Chuyên đề 3: Giám sát và quản lý chất lượng công tác kiểm soát *Thời lượng: 1 buổi - Quy trình theo dõi và đánh giá chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ - Các khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ & cách giải quyết - Khi nào cần điều chỉnh kế hoạch kiểm soát nội bộ? |
Chuyên đề 4: Thực hiện quy trình kiểm soát nội bộ trên bài tập thực tế về: * Thời lượng: 2 buổi - Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đầu tư - Kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng - Kiểm soát nội bộ với công tác quản lý tài sản cổ định - Kiểm soát nội bộ với công tác quản lý hàng tồn khoa - Kiểm soát nội bộ đôi với bộ phận bán hàng và theo dõi công nợ phải thu - Kiểm soát nội bộ đối với bộ phận mua hàng và công nợ phải trả |
Chuyên đề 5: Phân tích, đánh giá rủi ro trong kinh doanh *Thời lượng: 1 buổi - Phuơng pháp nhận biết, phân tích và đánh giá các rủi ro doanh nghiệp có khả năng gặp phải: + Rủi ro tài chính + Rủi ro hoạt động và rủi ro tuân thủ - Ảnh hưởng của các rủi ro tới hệ thống Kiểm soát nội bộ - Phân tích các rủi ro thực tế mỗi doanh nghiệp học viên đang gặp phải |
Chuyên đề 6: Phương pháp & quy trình quản trị rủi ro tại doanh nghiệp * Thời luợng: 1 buổi - Quy trình quản trị rủi ro tại doanh nghiệp - Kinh nghiệm và bài học thực tế từ các chuyên gia. |
Đội ngũ giảng viên
Ông Nguyễn Tiên Phong - MA, MS, TS, France. Ông Nguyễn Tiên Phong tốt nghiệp xuất sắc chương trình Tiến sĩ ngành kinh tế năng lượng tại Pháp, đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc tại Pháp và các nước Châu Âu. Ông Nguyễn Tiên Phong là một trong những chuyên gia hàng đầu trong nghành Kinh tế năng lượng, đã từng là chuyên viên tư vấn cao cấp của Ngân hàng thế giới, là chuyên gia tài chính cho các Công ty lớn của Việt Nam như Bảo Việt, ACB,.. Tham gia giảng dạy các khóa học MBA tại Việt Nam. Hiện tại ông Nguyễn Tiên Phong giữ vai trò chuyên gia phụ trách tư vấn tài chính Doanh nghiệp của Trường Kinh Doanh Bizpro.
Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt : Chuyên gia về Tài chính doanh nghiệp - phó chủ nhiệm môn tài chính doanh nghiệp Học viện Ngân Hàng
Chuyên gia giảng về: kiểm soát nội bộ, Phân tích và quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp, Phân tích và đầu tư chứng khoán, định giá và quản trị rủi ro tài sản......
Ông Trương Xuân Khánh - MBA, MA, USA Ông Trương Xuân Khánh là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và quản trị. Ông Trương Xuân Khánh đã có trên 7 năm nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn tại Bắc Mỹ (Boston College), từng đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo và chuyên gia cao cấp trong các Công ty tài chính, chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian qua: Giám đốc khối đầu tư, Công ty cổ phần chứng khoán Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VICS); Giám đốc tư vấn Công ty cổ phần tập đoàn tư vấn Hà nội (HCG); Chuyên gia tư vấn của Cambridge Benefits & Insurance Consulting, Corp, Giám đốc ban Nghiên cứu phát triển - Tập đoàn Vincom, Phó Tổng Giám Đốc Tài chính Ocean Group.
Bà Phạm Phương Anh - MBA (Monash University - Australia); ACCA, CPA. Bà Phạm Phương Anh hiện đang giữ chức vụ Giám đốc kiểm toán công ty Mazras Việt Nam, chi nhánh Hà Nội. Từng đảm nhiệm vị trí kiểm toán viên cao cấp tại công ty kiểm toán KPMG. Bà có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, xem xét thẩm định, kế toán và thuế. Trên 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, đánh giá cho vay và tài chính doanh nghiệp; Tư vấn tài chính kế toán và quỹ nguồn vốn Mekong. Bà hiện đang giữ vai trò chuyên gia tư vấn Kiểm toán & Kế toán và dịch vụ tài chính của Trường Kinh Doanh Bizpro.
Nhà đào tạo
Trường Kinh Doanh Bizpro
Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), đánh dấu bước chuyển mình trong quá trình hội nhập và phát triển mà hơn hết là trên bình diện kinh tế. Xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các Doanh nghiệp và Doanh nhân Việt phải không ngừng học hỏi để bắt kịp tốc độ phát triển chung cũng như khẳng định thế mạnh cái “Tôi” trên sân nhà kinh tế Việt Nam.