Thông tin khóa học
- Ngày khai giảng: Khoảng tháng 10, 11 hàng năm
- Điện thoại: 04. 3558 3001 - 3858 5277
- Học phí: Liên hệ trường
- Liên hệ: Liên hệ trường
- Văn bằng/ Chứng chỉ:
- Tần suất khai giảng:
- Thời gian học:
- Thời lượng: 2 - 4 năm
Nội dung khóa học
Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju, Hàn Quốc (GIST) thực hiện chương trình phối hợp đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ trong lĩnh vực khoa học công nghệ môi trường từ năm 2004.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thông báo kế hoạch tuyển sinh năm học 2006 -2007 cho chương trình phối hợp đào tạo sau đại học nói trên theo kế hoạch như sau:
1. Chương trình đào tạo
Thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ của Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju, Hàn Quốc.
2. Thời gian đào tạo
- Đào tạo thạc sỹ: 2 năm (năm đầu học tại Việt Nam do các giáo sư Hàn Quốc và Việt Nam giảng dạy, năm thứ hai học tại Viện GIST)
- Đào tạo tiến sỹ: 4 năm (năm đầu học tại Việt Nam do các giáo sư Hàn Quốc và Việt Nam giảng dạy, năm thứ hai học tại Viện GIST, nửa năm tiếp theo thực hiện nghiên cứu thực tế tại Việt Nam, một năm rưỡi tiếp theo học tại Viện GIST)
3. Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập
Ngôn ngữ dùng trong giảng dạy và học tập là tiếng Anh
4. Cấp bằng tốt nghiệp
- Học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được Viện GIST cấp bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
- Học viên tốt nghiệp thạc sỹ tại GIST loại giỏi và xuất sắc sẽ được xem xét làm chuyển tiếp sinh và nhận học bổng của GIST.
- Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại GIST loại giỏi và xuất sắc sẽ được xem xét làm post-doc tại Mỹ hoặc Anh do các giáo sư GIST giới thiệu.
5. Thời gian thi tuyển
Dự kiến từ 15 đến 18 tháng 11 năm 2006
6. Đối tượng và điều kiện tuyển chọn
6.1. Điều kiện chung: Người đăng kí dự tuyển là công dân nước CHXHCN Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt; trình độ chuyên môn giỏi; đủ sức khỏe để học tập; cam kết sau khi kết thúc quá trình đào tạo ở nước ngoài trở về phục vụ tại cơ sở đã cử đi học hoặc làm việc theo yêu cầu của Nhà nước. Cam kết phải được bảo lãnh của cơ quan cử đi đào tạo. Đang làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại các cơ quan Nhà nước.
6.2. Điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các trình độ đào tạo
6.2.1. Đào tạo Tiến sỹ:
a) Có bằng Thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành đăng ký đào tạo Tiến sỹ.
b) Có đủ 24 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên ngành dự thi, tính đến ngày nộp đơn xét tuyển vào chương trình đào tạo tiến sỹ.
c) Có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc báo cáo tại 1 hội nghị khoa học được đăng trong kỷ yếu của hội nghị, hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu.
d) Tuổi dưới 40 (sinh từ năm 1967 trở lại đây).
e) Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi.
f) Có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng trong học tập tại Hàn Quốc (có chứng chỉ quốc tế IELTS 6.0, hoặc TOEFL 500 điểm trở lên còn giá trị trong vòng 2 năm tính đến ngày dự thi chương trình này).
g) Có đề cương nghiên cứu chi tiết.
6.2.2. Đào tạo Thạc sỹ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên phù hợp với chuyên ngành đăng ký đào tạo thạc sỹ
b) Có đủ 12 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên ngành dự thi, tính đến ngày nộp đơn xét tuyển vào chương trình đào tạo thạc sỹ.
c) Tuổi dưới 35 (sinh từ năm 1972 trở lại đây).
d) Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi.
e) Có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng trong học tập tại Hàn Quốc (có chứng chỉ quốc tế IELTS 6.0, hoặc TOEFL 500 điểm trở lên còn giá trị trong vòng 2 năm tính đến ngày dự thi chương trình này).
6.2.3. Điều kiện về văn bằng:
Điều kiện về văn bằng đối với các chuyên ngành đào tạo như sau:
- Khoa học và Công nghệ Môi trường (Environmental Science and Engineering): Thí sinh phải tốt nghiệp Đại học (hoặc Thạc sỹ) các ngành: Môi trường, Công nghệ môi trường, Công nghệ hóa học, Sinh học, Công nghệ sinh học.
- Quan trắc và Đánh giá Môi trường (Environmental Assessment and Monitoring): Thí sinh phải tốt nghiệp Đại học (hoặc Thạc sỹ) các ngành: Môi trường, Hóa học, Sinh học.
- Độc học và Hóa học Môi trường (Environmental Chemistry and Toxicology): Thí sinh phải tốt nghiệp Đại học (hoặc Thạc sỹ) các ngành: Môi trường, Hóa học, Sinh học.
- Mô hình hóa Môi trường (Environmental Modeling): Thí sinh phải tốt nghiệp Đại học (hoặc Thạc sỹ) các ngành: Môi trường, Hóa học, Toán học, Công nghệ thông tin.
- Nghiên cứu Môi trường cho Phát triển bền vững (Environmental Research for Sustainability): Thí sinh phải tốt nghiệp Đại học (hoặc Thạc sỹ) các ngành: Môi trường, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Địa lý, Hải dương học.
7. Số lượng tuyển sinh
- Đào tạo Tiến sỹ: dự kiến tuyển sinh 10 nghiên cứu sinh.
- Đào tạo Thạc sỹ: dự kiến tuyển sinh 10 học viên cao học.
8. Thi tuyển
- Thí sinh dự thi tuyển đào tạo thạc sĩ phải làm 1 bài thi toán cao cấp, 1 bài thi về khoa học công nghệ môi trường và 1 bài thi tiếng Anh TOEFL nội bộ (do Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ – IIE thực hiện). Đề thi và chấm thi sẽ do Viện GIST chịu trách nhiệm.
- Thí sinh dự thi tuyển đào tạo tiến sĩ phải làm 1 bài thi về khoa học công nghệ môi trường và 1 bài thi tiếng Anh TOEFL nội bộ (do Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ – IIE thực hiện). Đề thi và chấm thi sẽ do Viện GIST chịu trách nhiệm.
- Những trường hợp sau đây được miễn kiểm tra ngoại ngữ: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở nước sử dụng tiếng Anh, có chứng chỉ quốc tế IELTS 6.0, hoặc TOEFL 500 điểm trở lên còn giá trị (02 năm) tính đến ngày dự thi chương trình này.
- Riêng đối với đào tạo Tiến sỹ: Bảo vệ đề cương nghiên cứu bằng tiếng Anh trước một Tiểu ban chấm đề cương theo từng chuyên ngành (bao gồm các Giáo sư Hàn Quốc và Việt Nam), kết hợp với phỏng vấn và đánh giá công trình, thành tích khoa học và công tác.
- Điều kiện trúng tuyển là các môn thi phải đạt điểm tối thiểu, cụ thể như sau: tiếng Anh 500 điểm (TOEFL), môn chuyên ngành 7/10 và đề cương nghiên cứu 7/10 (riêng đối với NCS). Hội đồng tuyển sinh tuyển chọn những người kết quả thi từ cao trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu quy định.
9. Học bổng
- Trong thời gian học tại Việt Nam, 10 nghiên cứu sinh và 15 học viên cao học có điểm thi tuyển sinh cao nhất đồng thời đạt điểm ngoại ngữ từ 500 điểm TOEFL trở lên sẽ được nhận học bổng theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và học bổng của Viện GIST.
- Để được học tiếp 1 năm (đối với Thạc sỹ) 2,0 năm (đối với Tiến sỹ) tiếp theo tại Hàn Quốc, các học viên phải đạt được điểm thi TOEFL tối thiểu là 500 điểm và phải đạt điểm trên trung bình ở tất cả các môn học chuyên đề. Trong thời gian tại Hàn Quốc:
- Viện GIST sẽ cấp 1 học bổng toàn phần đối với đào tạo Tiến sỹ và 1 học bổng toàn phần đối với đào tạo Thạc sỹ.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp 9 học bổng (đối với Tiến sỹ) và 9 học bổng (đối với Thạc sỹ) theo qui định hiện tại của Nhà nước về việc đào tạo tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
- Viện GIST sẽ trợ cấp thêm cho các học viên đã được nhận học bổng của Nhà nước với mức mỗi người 50 USD/tháng.
- Ngoài ra, các Giáo sư Hàn Quốc sẽ trợ cấp một khoản kinh phí nhất định tùy thuộc vào các đề tài, dự án nghiên cứu (nếu có điều kiện tham gia).
10. Hồ sơ dự tuyển gồm có
a) Phiếu đăng ký dự thi (có mẫu kèm theo), có xác nhận của cơ quan chủ quản.
b) Ảnh thí sinh 4 x 6 cm mới nhất (04 chiếc), trong đó 01 ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi.
c) Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học toàn khóa học (đối với thạc sỹ).
- Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học toàn khóa học, bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ (đối với tiến sỹ).
d) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh.
e) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập, công tác của một bệnh viện đa khoa.
f) Công văn cử đi dự thi của cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định nhân sự.
g) Bản sao tất cả các hợp đồng lao động đã có, các quyết định tuyển dụng biên chế để chứng minh thời gian công tác chuyên môn.
h) Bản cam kết trở về phục vụ cơ quan, có xác nhận bảo lãnh của cơ quan.
i) Bản kê danh mục các công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học kèm bản photocopy các công trình đó (gồm toàn bộ bài viết của tác giả, trang bìa, trang mục lục của tạp chí).
j) Sơ yếu lý lịch (dán ảnh, đóng dấu giáp lai) có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương.
k) Đề cương nghiên cứu bằng tiếng Anh được đóng thành quyển bìa mềm và 1 đĩa mềm 1,44 MB (đối với đào tạo Tiến sỹ).
l) Ba phong bì có dán sẵn tem trong nước, ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận và của thí sinh để nhà trường gửi giấy báo thi và giấy báo kết quả, giấy triệu tập trúng tuyển.
11. Địa chỉ nộp hồ sơ và liên hệ
- Nhận hồ sơ thi tuyển từ ngày 20/10/2006 đến ngày 10/11/2006
Mọi chi tiết, xin liên hệ:
Cô Thái Thị Mơ, Phòng 303, Tầng 3, Nhà T3, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04. 858 7964.
hoặc:
TS. Lê Văn Chiều (ĐT: 04-8588241), Thư ký Ban Điều hành “Đề án Phối hợp Đào tạo Sau Đại học” giữa Trường ĐHKHTN và Viện KH&CN Gwangju, Hàn Quốc.
Email: cetasd@hn.vnn.vnĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó /lechieu@vnu.edu.vnĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó /lvchieu@yahoo.com
Nhà đào tạo
Đại học Quốc Gia Hà Nội - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ra đời là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy truyền thống của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (được thành lập vào năm 1956) - nơi đã đào tạo nên nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học ưu tú và danh tiếng cho đất nước.