CAO HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Năm 1995, theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Trường bắt đầu các hoạt động xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ YTCC. Từ năm 1996, Trường đã cộng tác với nhiều chuyên gia quốc tế, lần đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng cách tiếp cận mới: “Đào tạo YTCC gắn liền với thực địa” (Public Health School Without Wall - PHSWOW) và trở thành thành viên của mạng lưới các cơ sở đào tạo PHSWOW quốc tế. Không giống các mô hình đào tạo cổ điển, chương trình Thạc sĩ YTCC của Trường kéo dài 2 năm với một năm trọng tâm làm việc trên thực địa. Trong năm đầu học tập tại Trường, học viên được tiếp thu những kiến thức đa ngành như các khoa học cơ bản trong YTCC, khoa học xã hội, các môn học ứng dụng. Đồng thời, học viên cũng được trang bị những kỹ năng tin học cơ bản, phân tích số liệu, và phương pháp nghiên cứu khoa học. Bước vào năm thứ hai, học viên trực tiếp tiến hành nghiên cứu tại các cơ sở thực địa của nhà trường. Sau khi trải qua giai đoạn đào tạo trên thực địa để tìm hiểu vấn đề sức khỏe, thu thập, phân tích số liệu, và đề ra các giải pháp can thiệp, học viên học được rất nhiều từ thực tế. Những bối cảnh khác nhau ở cả nông thôn và thành thị giúp học viên có được sự tự tin khi hoàn thành chương trình và trở về vị trí công tác của mình. Họ tiếp thu được những kỹ năng nghiên cứu, phân tích cũng như sự tự chủ trong công việc, làm việc nhóm thông qua những bài tập thực địa hoàn toàn thiết thực. Cho tới nay, 10 khóa đã ra trường với tổng số hơn 300 học viên. Hàng năm Trường vẫn đều đặn tuyển mới khoảng 54-60 học viên, có cả những học viên Lào và Cămpuchia. Kể từ khóa cao học 10, chương trình sẽ được chia thành 2 định hướng (nghiên cứu và thực hành/quản lý) để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thực tế.

 

Trường Đại Học Y Tế Công Cộng

  • Địa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Đình
  • Điện thoại: 04 6266 2299
  • Email: webmaster@hsph.edu.vn
  • Website: http://www.hsph.edu.vn

    Thông tin khóa học

    • Ngày khai giảng: Liên hệ phòng đào tạo
    • Điện thoại: 04 6266 2299
    • Học phí: Liên hệ phòng đào tạo
    • Liên hệ: Phòng A1.2- Trường Đại học Y tế Công cộng 138B Giảng Võ-Hà Nội- Điện thoại: 046 2.662.342
    • Văn bằng/ Chứng chỉ: Thạc sỹ
    • Tần suất khai giảng: Hằng năm
    • Thời gian học:
    • Thời lượng: 2 năm

    Nội dung khóa học

    ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN THI TUYỂN
    - Các cán bộ là Bác sĩ, Dược sĩ, cử nhân YTCC tốt nghiệp đại học hệ chính qui dài hạn và những người tốt nghiệp đại học các ngành liên quan tới sức khỏe (sinh học, môi trường).
    - Các cán bộ tốt nghiệp đại học một số ngành khoa học xã hội khác có liên quan, sau khi học qua chương trình bổ túc kiến thức y tế công cộng (có chứng chỉ).
    - Đã làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng từ 24 tháng trở lên.
    - Có đủ sức khoẻ công tác.

    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
    Hình thức đào tạo:

    - Tập trung hai năm (với Chuyên khoa 1 chuyển đổi là 1 năm)
    - Trong thời gian học tập quyền lợi của cán bộ đi học được hưởng theo chế độ hiện hành.

    Thi tuyển:
    - Môn cơ bản : Toán thống kê
    - Môn cơ sở : Vệ sinh Dịch tễ - Môi trường (hệ CK 1 chuyển đổi không thi)
    - Ngoại ngữ : Anh văn trình độ B.

    * Điều kiện được xem xét miễn thi ngoại ngữ :
    + Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được giảng dạy bằng ngoại ngữ, không qua phiên dịch.
    + Có chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế có thẩm quyền với yêu cầu trình độ tiếng Anh TOEFL ITP 400, TOEFL IBT 32 hoặc IELTS đạt 4.0 điểm trở lên hoặc tương đương .
    Lưu ý: Nhà trường cũng cho phép học viên CK1 chuyển đổi sang cao học, xem chi tiết về thông báo tuyển sinh loại hình này tại trang Thông báo / Văn bản

    1. Chương trình khung tổng quát:
    Trường Đại học Y tế công cộng áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực với định hướng học tập dựa trên vấn đề. Giảng lý thuyết kết hợp xêmina, thảo luận nhóm, tự học và làm việc trên phòng máy tính. Chương trình này được cấu trúc với các cấu phần bắt buộc (cơ bản và chuyên ngành) và cấu phần môn học tự chọn, tổng số khoảng 90 đơn vị học trình. Kể từ khóa Cao học 10, chương trình dự kiến được chia thành 2 định hướng: nghiên cứu (phù hợp với các học viên công tác và làm việc trong lĩnh vực đòi hỏi nhiều kỹ năng nghiên cứu khoa học) và thực hành/quản lý (phù hợp với các đối tượng phải đảm đương những chức trách nhiệm vụ liên quan tới quản lý và vận dụng YTCC trên thực hành). Cấu trúc chương trình cụ thể như sau:
    A. Cấu phần bắt buộc và cơ bản (chung cho cả hai định hướng)

    B Cấu phần chuyên ngành cho định hướng nghiên cứu:

    C Cấu phần chuyên ngành cho định hướng thực hành:

    D Thực địa:
    Giai đoạn thứ nhất:
    Thời gian: 4 tháng
    Mục đích:
    Học viên Thạc sĩ YTCC làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học trong YTCC thông qua việc thiết kế và tiến hành nghiên cứu qui mô nhỏ (với định hướng nghiên cứu) cũng như các vấn đề quản lý trong thực hành YTCC tại địa phương (với định hướng quản lý).

    Giai đoạn thứ hai:
    Thời gian: 6 tháng

    Mục đích: Học viên Thạc sĩ YTCC tiến hành nghiên cứu độc lập nhằm tìm hiểu vấn đề và/hoặc tổ chức nghiên cứu can thiệp giúp giải quyết vấn đề (với định hướng nghiên cứu), hoặc tiến hành đề tài liên quan tới quản lý nguồn lực, quản lý dự án, đánh giá dự án v.v. về sức khỏe tại địa phương (với định hướng thực hành/quản lý). Các đề tài dự án nghiên cứu hoặc quản lý này được phát triển thành luận văn Thạc sĩ.
    Trong hai đợt đi thực địa, học viên thường được hoán đổi địa điểm để lần lượt được tiếp cận cả địa bàn thành thị và nông thôn. Nếu có nguyện vọng và bảo vệ thành công đề cương nghiên cứu can thiệp, học viên có thể tiến hành chương trình can thiệp trong toàn bộ quỹ thời gian 10 tháng của năm thứ hai tại một địa bàn. Đồng thời, Trường cũng có thể xem xét cho một số học viên tổ chức tiến hành đề tài cho luận văn của mình tại những địa bàn khác nếu phù hợp. Trong mọi trường hợp, giảng viên của Trường (có thể kết hợp với các giảng viên kiêm chức tại cơ sở khác) đều có những đợt giám sát hỗ trợ học viên trực tiếp tại thực địa để đảm bảo chất lượng đề tài.

    Nhà đào tạo

    Trường Đại Học Y Tế Công Cộng

    Để giúp cho chuyên ngành y tế công cộng ngày càng phát triển, tạo bước tiến mới cho y tế Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới; ngày 26 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 65/2001/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Y tế công cộng.

    Cùng chuyên mục