(hieuhoc_hieuhoc.com): Trong phần này, tôi sẽ gợi ý cho bạn cách định hình lại thế giới quan của chính mình để có thể vươn lên đến sự giàu có và thành công
Yếu tố ảnh hưởng thứ nhất: Định hình suy nghĩ bằng lời nói
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình hình thành suy nghĩ thông qua những lời dạy bảo.
Bạn đã bao giờ nghe những câu như:
– Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi
– Hãy dành dụm phòng khi túng thiếu.
– Tiền bạc không phải từ trên trời rơi xuống.
– Tiền không thể mua được hạnh phúc.
– Người có tiền nói gì cũng được.
– Tiền của không bao giờ được xem là đủ.
Tôi còn nhớ như in giọng nói chủa cha tôi khi tôi hỏi xin ông tiền. Ông hét toáng cả nhà: “Thân tao làm bằng tiền chắc?”. Tôi đùa lại: “Con ước là vậy. Con sẽ lấy một cánh tay, hay một bàn tay thôi, thậm chí là một ngón tay cũng được”. Những lúc như vậy, ông không bao giờ cười lấy một lần. Khúc mắc chính chỗ này. Tất cả những câu nó liên quan đến tiền bạc mà bạn nghe từ khi còn nhỏ vẫn đọng lại trong tiềm thức của bạn, biến thành một phần của KHTCTTT và sẽ đeo bám bạn suốt cả cuộc đời.
Một ví dụ khác về sức mạnh của việc định hình suy nghĩ thong qua lới nói là vấn đề chi tiêu của Stephen, một trong những người tham dự hội thảo của tôi. Stephen luôn cảm thấy khó khăn trong việc giữ tiền.
Stephen tâm sự rằng, vào thời điêm tham dự khóa học, mỗi năm anh có thể kiếm hơn 800.000 đô-la. Thế nhưng anh cứ phung phí và kết quả là chỉ dành dụm được rất ít. Stephen nhớ lại lúc anh còn nhỏ, lúc nào mẹ anh cũng bảo: “ Những người giàu có luôn kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt của người nghèo. Con chỉ nên kiếm đủ tiền thôi, chứ nếu có nhiều hơn nữa thì con cũng sẽ trở nên giống họ thôi”.
Theo thời gian, những lời răn dạy đó ảnh hưởng đến tiềm thức của Stephen và chúng ta không ai lấy làm lạ khi anh ta cứ phải sống trong cảnh thiếu thốn. Stephen tin lời của mẹ, anh cho rằng bất kì người giàu nào cũng tham lam. Từ đó tâm trí anh luôn kết nối 2 khái niệm “giàu có” với “tham lam”, và hẳn nhiên từ “giàu có” đồng nghĩa với xấu rồi. Vì không muốn trở thành ngươi xấu nên từ trong tiềm thức anh đã không muốn trở thành người giàu có.
Stephen rất yêu mẹ và không muốn làm bà phật ý. Rõ ràng nếu dựa trên lập luận của bà thì khi anh ta trở thành người giàu có bà sẽ không tán thành. Vì vậy, việc duy nhất anh ta có thể làm là tống khứ đi thật nhanh bết kì khoản tiền nào vượt quá mức “vừa đủ xài”.
Tại khóa học của tôi, Stephen bắt đầu hiểu ra rằng những niềm tin tai hại xuất phát từ niềm tin của mẹ anh, mà niềm tin của mẹ anh lại hình thành từ rất lâu và dựa trên những suy nghĩ của bà, chứ không phải của anh. Thế là chúng tôi giúp anh thay đổi thế giới quan của bản thân sao cho vẫn giữ được sự tán thành của mẹ.
Biết mẹ rất thích những bãi biển thơ mộng cùng khi hậu nắng ấm quanh năm ờ Hawaii, Stephen liền mua một căn nhà ngay bên bờ biển Maui và đưa mẹ đến dó nghỉ suốt mùa đông. Bà sung sướng, hạnh phúc và anh cũng thấy vui lây. Bà thật sự vui mừng khi anh trở nên giàu có và bà tự hào khoe với mọi người về sự hiếu thảo của anh.
Tiềm thức chi phối suy nghĩ của bạn, suy nghĩ chi phối quyết định, quyết định chi phối hành động và cuối cùng hành động chi phối thành quả mà bạn đạt được. Có 4 yếu tố chính tạo ra sự thay đổi, trong đó bất kì yếu tố nào cũng đều rất cần thiết cho việc lập trình lại KHTCTTT của bạn. Những yếu tố này bao gồm:
– Ý thức: Bạn chỉ có thể thay đổi thứ mà bạn biết chắc là nó đang tồn tại.
– Hiểu biết: Khi hiểu được cách suy nghĩ của mình bắt nguồn từ đâu, bạn sẽ nhận ra rằng thế giới quan của chúng ta được định hình từ những yếu tố bên ngoài.
– Sự tách biệt: Một khi đã nhận ra “cách suy nghĩ” không phải của mình, bạn có thể “tách nó” ra khỏi bản thân và lực chọn xem nên lưu giữ lại hay bỏ nó đi – dựa vào việc hôm nay bạn đang ở đâu và ngày mai bạn muốn nhìn thấy mình ở vị trí nào. Phải chăng “cách suy nghĩ” đó chính là “hồ sơ” thông tin được lưu trữ trong tâm trí bạn từ rất lâu rồi và không còn phù hợp hay không còn giá trị đối với bạn nữa?
– Định hình lại suy nghĩ.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua việc định hình suy nghĩ bằng lời nói
– Ý thức: Viết ra tất cả các câu nói có liên quan đến tiền bạc hay sự sung túc, giàu có mà bạn từng nghe được khi còn nhỏ.
– Hiểu biết: Kiểm tra mức độ tin tưởng của bạn đối với những câu nói này và chỉ rõ chúng đã tác động như thế nào đến đời sống tài chính của bạn.
– Tách biệt: Bạn nhận ra rằng “cách suy nghĩ” trong hiện tại chỉ là biểu hiện của những điều mà bạn đã được dạy bảo và chúng không phải là chính con người bạn. Ngay lúc này đây bạn hoàn toàn có cơ hội lực chọn để tahy đổi cuộc sống của mình.
– Tuyên bố: Hãy nói to:
“Những điều người khác nói với tôi về vấn đề tiền bạc không phải lúc nào cũng đúng. Tôi sẽ lắng nghe họ nhưng tôi cũng sẽ tiếp nhận nhưng cách suy nghĩ mới có thể giúp tôi có được hạnh phúc và thành công.”
Yếu tố gây ảnh hưởng thứ 2: Làm theo người khác
Suy nghĩ của chúng ta còn được định hình thông qua việc làm theo người khác. Cha mẹ bạn có thái độ như thế nào đối với sự giàu có? Họ là những người tiết kiệm hay có thói quen chi tiêu nhiều? Họ là những nhà đầu tư khôn ngoan hay không hề quan tâm đến lĩnh vực này? Họ có dám mạo hiểm không? Tiền bạc có là nguyên nhân của những cãi vã, xích mích xảy ra trong gia đình bạn không?
Tại sao những thông tin này lại quan trọng như vậy? Đó là bởi vì ngay còn từ khi còn là những đứa trẻ, chúng ta đã học hỏi từ thế giới xung quanh chỉ bằng cách bắt chước.
Tôi nhớ câu chuyện về một phụ nữ rán thịt chuẩn bị cho bữa tối. Cô luôn cắt bớt một chút ở hai đầu miếng thịt. Trông thấy vậy, người chống tỏ ra ngạc nhiên và hỏi nguyên nhân tại sao cô làm thế. Cô đáp: “Đó là cách mẹ em vẫn thường làm”. Tình cờ hôm ấy mẹ cô đến ăn tối, và họ hỏi bà lí do cắt đi hai đầu của miếng thịt trước khi cho vào chảo rán. Bà mẹ đáp: “Bà ngoại cá con vẫn thường làm như vậy”. Thế là họ quyết định gọi điện cho bà ngoại. Bà trả lời: “À có gì đâu, bởi vì cái chảo của bà quá nhỏ nên không đặt vừa miếng thịt ấy mà!”.
Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện vui, nhưng điểm đáng lưu ý ở đây là chúng ta hay có xu hướng lặp lại cách làm của cha mẹ trong hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, kể cả trong những quan niệm về sự giàu có.
Quan niệm của chúng ta về sự giàu có ít nhiều chịu ảnh hưởng của cha mẹ hay của những người thân, nhưng vẫn có những trường hợp ngược lại. Khi đó họ hành động theo cách mà cha mẹ họ không bao giờ nghĩ đến. Có phải thái độ giận dữ và sự nổi loạn đang lên tiếng? Thật ra, tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn tiếp nhận và phản ứng như thế nào trước cách sống của cha mẹ mình.
Nhiều người xuất thân từ những gia đình nghèo khó đã tỏ ra oán giận, không chấp nhận cuộc sống bần hàn đó. Họ làm mọi cách để trở nên giàu có, hay ít nhất là để thoát ra khỏi cảnh khốn khó. Nhưng đâu đó vẫn tồn tại một khút mắc tưởng chừng rất nhỏ nhưng hóa ra lại lớn vô cùng. Dù những người này đã trở nên rất giàu có hay vẫn đang làm việc hết sức để thành người giàu có thì họ cũng chưa hài lòng. Nguyên nhân là vị hành động kiếm tiền của họ xuất phát bằng sự oán giận. Trong tâm trí họ, tiền bạc và sự giận dữ luôn gắn chặt vào nhau, và khi những người này càng kiếm được nhiều tiền thì “tảng đá giận dữ” lại đè nặng lên cuộc sống của họ làm họ cảm thấy mệt mỏi. Tâm trí của họ trả lời: “Nếu muốn rũ bỏ sự tức giận đó, bạn sẽ phải rũ bỏ mớ tiền bạc kia”. Thế là kể từ khoảnh khắc đó, ngay từ trong tiềm thức của mình, họ đã quyết định không giữ lại nhiều tiền của.
Nếu động cơ kiếm tiền của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sự sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ chẳng bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Bằng cách tách rời động cơ tài chính ra khỏi sự giận dữ, sợ hãi, và cả nhu cầu chứng tỏ mình, bạn hoàn toàn có thể thiết lập những mối quan hệ mới để trở nên giàu có thông qua mục đích, sự đóng góp và niềm vui. Theo cách ấy, bạn sẽ không bao giờ phải từ bỏ tiền bạc của mình để mong đổi lấy hạnh phúc.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng cách làm theo người khác
– Ý thức: Quan sát cách xử sự/thói quen của cha, mẹ hay những người thân đối với vấn đề tiền bạc và sự giàu có. Hãy viết ra mức độ tương đồng hay đối lập giữ bạn và họ.
– Hiểu biết: Liệt kê những ảnh hưởng của hành động là theo người khác đối với đời sống tài chính của bạn.
– Tách biệt: Bạn nhận ra rằng cách xử sự đó là do bạn bị ảnh hưởng bởi nhưng yếu tố bên ngoài, chứ không thuộc về bản chất của bạn. Ngay lúc này đây, bạn có thể lựa chọn để trở nên khác biệt.
– Tuyên bố: Hãy nói to:
“Về những quan điểm tài chính, trước giờ tôi chỉ làm theo người khác. Ngay từ bây giờ, tôi sẽ làm theo cách của tôi.”
Yếu tố gây ảnh hưởng thứ 3: Những sự việc cụ thể
Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự việc cụ thể và đây chính là yếu tố cơ bản thứ 3 có khả năng định hình suy nghĩ của con người. Khi còn nhỏ bạn đã có những ấn tượng gì về vấn đề tiền bạc, sự giàu có, và cả những người giàu có? Những ấn tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng cố niềm tin của bạn.
Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá nhưng cô luôn tiêu hết số tiền mà cô kiếm được. Năm lên 11 tuổi, lần đầu tiên Josey chứng kiến cảnh bố mẹ cô lớn tinếg cãi nhau về vấn đề chi tiêu trong gia đình. Lúc ấy, cha cô quát lên rất to, gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà và qua đời vì lên cơn đau tim.
Thế là từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với sự đau khổ. Cô không muốn mình có nhiều tiền vì nó sẽ gợi lên trong cô về cái chết của cha. Ngay từ trong tiềm thức, cô luôn muốn từ bỏ hết tiền bạc để thoát khỏi nỗi đau.
Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey điều chỉnh lại KHTCTTT của cô. Giờ đây cô đã hoàn toàn tự do về mặt tài chính. Cô đã chuyển snag làm công việc hoạch định tài chính, nhằm giúp đỡ mọi người thông qua việc tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ và nó đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua đ(ịnh hình suy nghĩ bằng những sự việc cụ thể
Bạn có thể thực hiện bài tập này với một người khác. Hãy cùng thảo luận những câu chuyện liên quan đến tiền bạc mà mỗi người đã tích lũy được: đâu là khuôn mẫu tài chính trong gia đình của bạn, và những cảm xúc nào thường xuất hiện nhất ở bạn… Bên cạnh đó, hãy kín đáo tìm hiểu xem tiền có ý nghĩa thế nào đối với đối tác của bạn: là sự vui thích, tự do, an toàn, hay địa vị. Câu trả lời sẽ giúp bạn xác định KHTCTTT hiện tại của đôi bên, đồng thời giúp bạn khám phá nguyên nhân khiến cho mọi người trở nên bất đồng quan điểm torng lĩnh vực này.
– Ý thức: Phân tích một sự việc cụ thể liên quan đến cảm xúc mà bạn đã trải qua xoay quanh vấn đề tiền bạc khi bạn còn nhỏ.
– Hiểu biết: Viết ra những tác động mà sự việc này đã gây ra đối với đời sống tài chính hiện nay của bạn.
– Tách biệt: Bạn nhận ra rằng cách xử sự này chỉ là kết quả của việc tiếp thu một cách thụ động chứ không phải là bản chấ của bạn.
– Tuyên bố: Hãy nói to:
“Tôi đã loại bỏ những trải nghiệm tích cực không liên quan đến tiền. Kể từ bây giờ, tương lai của tôi sẽ khác trước rất nhiều”.
(Tóm lược từ sách: Bí quyết tư duy của những người Giàu có, T. Harv Eker, Nxb. Trẻ)