(hieuhoc_hieuhoc.com) Kết quả tuyển sinh ba năm gần nhất cho thấy nhóm ngành Kinh doanh vẫn là nhóm ngành chiếm thứ hạng cao nhất trong sự lựa chọn của thí sinh. Ngoại thương, Tài Chính – Ngân hàng – Kinh tế là các ngành danh giá mà thí sinh mơ ước và có rất đông thí sinh dự thi. Tuy nhiên, liệu trường và ngành mình lựa chọn có dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp hay không?
Ngân hàng: ngành “hot” về thu nhập tại Việt Nam: Mức lương bình quân 22,4 triệu đồng/tháng của nhân viên Vietcombank trong năm 2011 đang trở thành niềm mơ ước của người lao động. – Vietcombank đứng đầu và là kỷ lục về mức lương của ngành ngân hàng tại Việt Nam
ĐH Ngoại thương có khoảng 18 chuyên ngành, trong đó các ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh được thí sinh lựa nhiều nhất. Chuyên ngành được thí sinh ưa chuộng nhất của trường này là kinh tế đối ngoại với điểm chuẩn vào trường là 28-27 (khối A) và 23-24 (khối D).
* Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong, ngoài nước…
Sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành cán bộ hoạch định chính sách hoặc cán bộ làm việc tại bộ phận Kinh tế Đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…). Làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo Đại học, Viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế; cán bộ nghiên cứu, tư vấn tại các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, có thể là cán bộ quản lý, chuyên viên tại các doanh nghiệp (trong và ngoài nước) có liên quan đến các yếu tố quốc tế như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế…
ĐH Kinh tế quốc dânđào tạo 15 ngành, các ngành hot vẫn là ngân hàng tài chính, kế toán, kiểm toán và chuyên ngành đầu tư với điểm chuẩn thường từ trên 20 điểm trở lên.
Học viện Tài chính HN: Các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng đứng ở hàng top hot của trường với mức điểm chuẩn 20,5 – 25,0
ĐH Công nghệ và Kinh Doanh HN có các ngành: Tài chính kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh cũng là các ngành hot; tuy nhiên điểm chuẩn vào các ngành này khá mềm (13-20 điểm).
ĐH Tài chính Marketing: ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng Đào tạo trường cho biết mùa tuyển sinh năm 2012, trường mở thêm 3 ngành mới gồm: Kinh doanh quốc tế (gồm 2 chuyên ngành: Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế), Bất động sản (gồm 2 chuyên ngành: Kinh doanh bất động sản, Quản trị bất động sản), Quản trị khách sạn (gồm 2 chuyên ngành: Quản trị khách sạn – nhà hàng, Quản trị dịch vụ giải trí và Quản trị kinh doanh lữ hành).
Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết mùa tuyển sinh năm nay cũng tuyển thêm ngành: Kinh doanh quốc tế. Theo nhà trường, năm 2012, ngành Kế toán – Kiểm toán sẽ được tách thành hai ngành riêng biệt: Kế toán và Kiểm toán. Trường dự kiến tuyển 1.700 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012. Về cơ bản trường vẫn tổ chức thi theo phương án “ba chung”, trường sẽ bổ sung khối A1 vào khối tuyển sinh nếu Bộ GD-ĐT bổ sung khối thi này.
ĐH Quốc tế: PGS. TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng cho biết, trường sẽ tuyển sinh hai ngành mới gồm Dược (tuyển sinh khối A, A1, B, D1, 50 chỉ tiêu) và Kỹ thuật tài chính và Quản lý rủi ro (tuyển sinh khối A, A1, 30 chỉ tiêu). Theo ông Phong, ngành Kỹ thuật tài chính và Quản lý rủi ro là ngành hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh 2012(http://www.hieuhoc_hieuhoc.com/tintuc/chitiet/tuyen-sinh-2012-du-kien-chi-tieu-truong-dh-kinh-te-tphcm-2012-02-04)
Kết quả tuyển sinh ba năm gần nhất cho thấy nhóm ngành Kinh doanh vẫn là nhóm ngành chiếm thứ hạng cao nhất trong sự lựa chọn của thí sinh. Năm 2011, có 10,98% thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh doanh – quản trị kinh doanh, trong khi đó năm 2010, tỉ lệ này là 12,4%. Ngành Kế toán – kiểm toán có 8,4% – 9,0% thí sinh dự thi; ngành Luật có 2,8% – 3,0% thí sinh dự thi. Năm 2012, dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng là 184.300 chỉ tiêu (Xem thêm: Ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng tuyển sinh 2012)
Tuy nhiên, theo công bố thông số nhân lực trực tuyến quý 3/2010 của Vietnamworks (nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến) dự báo các nhóm ngành khối Kinh tế, Ngân hàng sẽ bão hòa và khó khăn khi tìm việc trong vòng 4-5 năm tới. Lúc ấy, ngành này sẽ cần nhân lực chất lượng cao là chính. Một điều cần lưu ý thêm là các ngành Ngoại thương, Tài Chính - Ngân hàng - Kinh tế của các trường “top” có tỉ lệ “chọi” không cao, nhưng lại quy tụ nhiều “cao thủ”.
Do vậy, thí sinh thi đại học phảicăn cứ vào năng lực, nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai để chọn ngành nghề mà không nên chạy theo trào lưu,đặc biệt chú ý xem trường và ngành mình lựa chọn có dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp hay không?
Chúc các bạn chọn được trường & ngành học phù hợp nhất! – Gia Nghi (hieuhoc_hieuhoc.com).