Kiến trúc sư thường làm việc ở ba lĩnh vực chuyên môn chính: quy hoạch xây dựng, thiết kế công trình và thiết kế nội thất.
Quy hoạch xây dựng
Kiến trúc sư quy hoạch được đào tạo để tham gia các lĩnh vực như: quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan.
Quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng là lĩnh vực lớn và phức tạp, liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -xã hội ở một số vùng, có thể là huyện, tỉnh, hay vùng nhiều tỉnh.
Dựa vào “Quy hoạch tổn thể phát triển kinh tế – xã hội” của vùng được phê duyệt, kiến trúc sư quy hoạch xây dựng hệ thống phân bố dân cư, hệ thống các đô thị chính, khi công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, các khu kinh tế đặc thù…. Cũng như hệ thống các cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội, hạ tầng kỹ thuật…
Tư duy của kiến trúc sư quy hoạch vùng thiên về tư duy hệ thống, tư duy phân tích và dự đoán mà ít chất tạo hình. Họ làm toán, phân tích và tổng hợp tốt hơn là vẽ đẹp. Ở các nước phát triển, người ta chỉ đào tạo kiến trúc sư đã có kinh nghiệm thực tế và có tư chất, năng lực thích hợp.
Quy hoạch đô thị
Nếu bạn là kiến trúc sư quy hoạch đô thị, bạn sẽ là bố trí, sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, những hệ thống đường giao thông, bến tàu, bến cảng, sân bay, chỗ vui chơi giải trí, khu văn hóa thể thao, công viên, quảng trường, tượng đài cho thành phố, thị xã, thị trấn, sao cho tiện dụng và hợp với điều kiện thiên nhiên, địa hình, thời tiết và con người v.v….
Quy hoạch vùng là cấp thiết kế thứ nhất, quy hoạch đô thị là cấp thứ hai, tiếp đến là thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quang.
Hấp dẫn và lãng mạn nhất trong công việc này là tạo nên thẫm mỹ của đô thị, Không gian và quy mô để bạn kiến tạo thẫm mỹ cho đô thị lớn hơn rất nhiều so với khi làm một ngôi nhà. Làm sao để có một đại lộ đẹp, khu phố đẹp, quảng trường đẹp? Ở đâu là di tích văn hóa, điểm nhấn đô thị, là ký ức của người dân, lắng đọng của năm tháng…? Bạn phải rành tất cả những điểm đó để tạo nên một đô thị có hồn, có bản sắc.
Thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quang
Một quảng trường rộng lớn, một tuyến phố đi bộ, mộ công viên vui chơi giải trí hay một vườn hoa nơi góc phố v.v… Tất cả đều là đối tượng của chuyên ngành thiết kế cảnh quan, thiết kế đô thị.
Nếu như quy hoạch ở đô thị, việc làm đẹp cho thành phố chỉ là một phần công việc, thì ở thiết kế cảnh quan và thiết kế đô thị, nội dung thẩm mỹ sẽ là chính.
Tư duy của kiến trúc sư lúc này thiên về tạo hình vật thể với tỷ lệ, vật liệu, màu sắc, hướng vận động và ý của của tất cả các vật thể như: hình dáng công trình kiến trúc, khoảng trống, vật kiệu nền hè, đường đi bộ, màu hoa, cây xanh, tượng đài, góc nhìn, mặt nước, biển chỉ đường, biển quảng cáo, ca bin điện thoại. Hiểu nômm na là bạn phải thiết kế chi tiết cho từng không gian đô thị.
Không chỉ quan tâm tới phần vật thể của cảnh quan, không gian đô thị, bạn cần phải hiểu, nghiên cứu và ghi chép cả các giá trị văn hóa, lịch sử, nếp sống của người dân…. rồi hóa thân chúng thành không gian, vật thể hữu hình. Đó là cách mà kiến trúc sư “thổi hồn” vào phố và cảnh trí đô thị.
Một góc phố đời thường trong phố cô với mái ngói lô xô, hè đường lát đá Thanh, một quán cá lăng nổi tiếng, nơi không thể quên khi mời bạn hữu trong Nam ra Hà Nội… Bạn phải thiết kế cây xanh, nền đường, biển chỉ dẫn, công trình kiến trúc bao quanh… sao cho phù hợp với cuộc sống hiện đại mà không đánh mất những hình ảnh đã thành ký ức của Hà Nội, không làm phai mờ thời gian tích đọng từ ngàn xưa.
Thiết kế công trình kiến trúc
Thiết kế công trình kiến trúc là phần việc thu hút đông đảo kiến trúc sư nhất.
Nhà ở, của hàng, siêu thị, cơ quan, nhà ga, rạp hát, bảo tàng, thư viện hay trường học… là đối tượng thiết kết của kiến trúc sư công trình.
Khi thiết kế, kiến trúc sư cần nắm rõ hoạt động của người sử dụng công trình. Họ vẽ ra sơ đồ hoạt động, gọi là sơ đồ công năng, và tồn chức các không gian tương ứng với những hoạt động ấy, rồi chọn bộ khung cho các không gian. Có thể là cột và rầm, là tường chịu lực và sàn, hay một kết cấu phức tạp nào đó.
Kiến trúc sư công trình còn phải liên tưởng và vẽ ra mặt đứng của công trình, lựa chọn hình khối, vật liệu xây dựng cho công trình, cũng như hình dung và vẽ ra hình ảnh tương lai của nó. Trong chuyên môn người ta gọi là vẽ phối cảnh.
Cái khó và chứng tỏ tài năng của kiến trúc sư công trình nằm ở Ý TƯỞNG.
Đó có thể là hình ảnh có nghĩa, như Chùa Một Cột mang hình của một đài sen, Khuê Văn Các là hình ảnh của ngôi sao Khuê tượng trưng cho văn học….
Đó có thể là một quan niệm mới về công năng. Như siêu thị không chỉ là nơi mua hàng mà còn thõa mãn các nhu cầu ăn uống, giải trí, đi dạo… Vậy là phải tạo ra “phố trong nhà”.
Ý tưởng có thể xuất phát từ ý đồ chính trị, văn hóa, kinh tế…. Những tòa tháp cao hàng trăng mét các nước đua nhau xây dựng còn nhằm chứng tỏ sức mạnh, uy quyền của mình.
Ý tưởng kiến trúc đôi khi chỉ là một đề xuất tạo hình độc đáo. Bạn có biết nhữnh nhà nghiêng, nhà xoắn, nhà vòm khổng lồ có thể chứa vài sân bóng đá không? Vòm Thiên niên kỷ ở Luân Đôn là một ví dụ.
Thiết kế nội thất
Đây là lĩnh vực cũng đầy đam mê của kiến trúc sư.
Mỗi nội thất có một yêu cầu sắp đặt, bài trí khác nhau, phong cách khác nhau. Nội thất Paris hoa lệ, chỉn chu, thiên về trang trí. Nội thất New York có nét đời thường, thực dụng, pha chút “bụi bặm”. Kiến trúc sư nội thất có thẩm cảm tinh tế, khéo tay, tư duy với các đối tượng cụ thể.
Cái đẹp của không gian nội thất gần gũi, dễ đi vào lòng người. Với bộ ghế cổ, sập gụ, tủ chè, sàn gỗ, vài bức tranh Đông Hồn hay tranh sơn mài, gam của màu nâu nhạt, trước của là lu sành Phù Lãng, cái gáo dừa gác trên miệng lu, bạn có thể tạo ra một không gian sống rất Việt.
Ngoài kiến thức văn hóa và xã hội, thiết kế nội thất còn đòi hỏi giỏi về mỹ thuật. Chính vì thế mà lĩnh vực này thường có các họa sĩ tham gia.
Về chuyên môn là như vậy, nhưng đã là kiến trúc sư, bạn có khả năng thiết kế tất cả. Vấn đền chính nằm ở năng lực và nhiệt huyết của bạn
Tí Cận tổng hợp
*Tuyển sinh 2012 ngành Kiến trúc: Chọn trường vừa sức
(Theo TNO), thạc sĩ Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết: “Hằng năm lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, thiết kế nội thất, mỹ thuật ứng dụng luôn ổn định. Mặc dù lượng hồ sơ mà thí sinh nộp vào tất cả các ngành chỉ khoảng gần 6.000, tỷ lệ “chọi” không quá cao nhưng sự cạnh tranh rất gay gắt. Điểm chuẩn hằng năm thi vào trường luôn cao và ổn định suốt 7, 8 năm nay. Chẳng hạn năm 2011, điểm trúng tuyển ngành kiến trúc là 21,5; mỹ thuật ứng dụng 21; thiết kế nội thất 22; kỹ thuật xây dựng 20”.
Ông Thăng lưu ý một số trường khác cũng tuyển sinh ngành kiến trúc, mỹ thuật nhưng không tổ chức thi, nên thí sinh không phải thi môn năng khiếu – một môn quan trọng đối với các ngành này. Muốn có khả năng đậu vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thì thí sinh cần phải có kỹ năng nhất định về môn vẽ, có óc sáng tạo và điểm thi năng khiếu phải từ 5 trở lên, chưa kể 2 môn toán và lý cũng phải đạt khá trở lên.
Trong khi đó, cũng nhóm ngành này tại Trường ĐH Văn Lang điểm trúng tuyển nhân hệ số 2 môn năng khiếu. Trường không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển từ các thi sinh dự thi ĐH khối V và H tại các trường ĐH: Kiến trúc TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Bách khoa TP.HCM, Mỹ thuật TP.HCM, Kiến trúc Hà Nội và Mỹ thuật công nghiệp (Hà Nội). Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho hay: “Đây là những ngành cạnh tranh cao nên thường thí sinh phải có tổng điểm từ 20 trở lên (năng khiếu nhân 2) mới có khả năng đỗ. Chẳng hạn năm 2011, điểm trúng tuyển ngành kiến trúc là 21, thiết kế nội thất 23; thiết kế đồ họa 22”.
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng cũng không tổ chức thi và điểm chuẩn vào các ngành kiến trúc, thiết kế nội thất từ 18-24. Những thí sinh có lực học tương đương điểm sàn trở lên vẫn có thể học các ngành này tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, vì năm nay tỷ lệ “chọi” vào trường rất thấp.
Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ngành kiến trúc dân dụng và công nghiệp dẫn đầu với tỷ lệ “chọi” 1/18, xây dựng 1/3,9, kỹ thuật giao thông 1/3, vật liệu và cấu kiện xây dựng 1/1,8. Nếu như dựa trên mức điểm chuẩn năm ngoái, thí sinh cần đạt 16 điểm mới đậu ngành kỹ thuật giao thông, 19 điểm trúng tuyển ngành xây dựng, 21,5 điểm đậu ngành kiến trúc dân dụng và công nghiệp (điểm năng khiếu phải từ 5 trở lên).