Hiểu nguyện vọng của cấp dưới

Bạn đang là nhân viên, bạn làm việc rất nghiêm túc và có trách nhiệm. Và bạn hãy thống kê lại xem, là nhân viên, bạn mong muốn điều gì ở sếp của mình và nếu là sếp, bạn sẽ làm gì?

Tạo môi trường làm việc thân thiện:

Bằng khả năng lãnh đạo của mình, bạn tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó các thành viên trong công ty với nhau, cùng hợp lực đưa công ty hướng đến những mục tiêu phía trước. Trong không khí làm việc thân thiện, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và muốn gắn bó lâu dài với công ty, cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự phát triển chung

Luôn đặt công việc lên hàng đầu:

Dù thế nào đi nữa, với bạn, công việc bao giờ cũng được ưu tiên đầu tiên. Với bất kỳ lý do nào mà nhân viên của bạn không hoàn thành công việc thì sẽ có mức xử phạt riêng cho từng đối tượng, từng trường hợp. Bạn không thiên vị hay bất công với bất kỳ một nhân viên nào và chỉ đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên kết quả của công việc.

Luôn lắng nghe:

Bạn tỏ ra là một người luôn biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ mọi người trong công ty, quan sát, động viên và giúp đỡ cấp dưới của mình nếu họ có gặp khó khăn trong mọi tình huống nếu có thể. Đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên, tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của họ, tạo điều kiện cho họ phấn đấu và xây dựng vì sự nghiệp chung.

Chọn người giao việc:

Vì muốn công việc tiến triển tốt nên hễ ai làm tốt, hoàn thành công việc xuất sắc là bạn cứ giao hết việc cho người đó. Bạn luôn ép những người này phải làm việc trong tình trạng căng thẳng, quá tải vì công việc. Còn lại những nhân viên khác thì luôn nhàn rỗi, không có việc để làm, và họ cũng không có khả năng để tự “bơi”. Lúc này, trong công ty của bạn sẽ xuất hiện những hiện tượng đố kỵ vì người thì làm nhiều, người thì chẳng làm gì mà lương, thưởng thì đều hưởng như nhau. Mặc dù các nhân viên sẽ không nói thẳng ra nhưng cũng từ đó mà gây ra rạn nứt trong nội bộ công ty, dẫn tới sự mất đoàn kết, và cuối cùng là ảnh hưởng tới chính công ty của bạn

Công bằng với mọi người:

Bạn không bao giờ để bụng những chuyện riêng tư hay vì thế mà gây áp lực trong công việc một ai đó. Bạn cũng không đưa tình cảm riêng tư vào công việc chung của công ty, để tránh những hiềm khích không đáng có từ nội bộ nhân viên và cũng để nhận được sự tôn trọng từ phía nhân viên của mình. Bạn đánh giá công việc của nhân viên qua những gì họ đã làm dựa trên thỏa thuận đã trao đổi chứ không dùng cách đánh giá riêng của mình mà ưu ái người này hay ghét bỏ người kia.

Luôn chân thành:

Bằng những lời động viên, những lời khen hoặc cả những lời góp ý của bạn cho mỗi nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc hay khi họ mắc lỗi trong công việc. Ngay cả trong cuộc sống cá nhân của họ, nếu bạn biết quan tâm, thăm hỏi đúng lúc thì đó sẽ là sợi dây thắt chặt thêm tình cảm giữa bạn và nhân viên. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, tất cả phải xuất phát từ lòng chân thành của bạn đấy nhé, nếu không những gì bạn làm sẽ không có ý nghĩa, thậm chí là phản tác dụng.

Tuân thủ quy định và nguyên tắc đề ra:

Bạn là người đề ra quy định hay nguyên tắc cho nhân viên của mình, và bạn cũng là người đầu tiên thực hiện, tuân thủ những quy định đó. Bạn biết rằng, để nhân viên noi gương và làm tốt thì mình phải là người làm gương, nếu không đó chỉ là những lý thuyết suông mà thôi.

Hòa đồng với mọi người:

Bạn thường xuyên tham gia các buổi giao lưu, sinh hoạt tập thể hay vui chơi ăn uống do công ty chức. Bạn tạo ấn tượng tốt với các nhân viên bằng hình ảnh một vị sếp thân thiện, hòa đồng, bạn biết cách cư xử đúng lúc và thích hợp trong những buổi họp mặt đó. Và không chỉ có vậy, qua những buổi gặp mặt, bạn sẽ có điều kiện gần gũi và hiểu nhân viên của mình hơn. Nhân viên của bạn cũng có thể giãi bày những khó khăn trong công việc và sẻ chia cùng bạn.

Theo bạn, từng đó việc có phải là quá nhiều khi bạn là sếp?

Chile st (Nguồn Internet)

Cùng chuyên mục