Giao dịch viên ngân hàng

(hieuhoc_hieuhoc.com) Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhìn chung với vị trí giao dịch viên, bạn phải đáp ứng tốt ba yêu cầu cơ bản: kiến thức nền tảng về ngân hàng, kỹ năng mềm và lợi thế về ngoại hình.

Để thực hiện ước mơ được làm việc tại ngân hàng, cần chuẩn bị một số kiến thức cần thiết và học thêm các chứng chỉ cũng như các lớp nghiệp vụ ngắn hạn về ngân hàng. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị một hồ sơ “đẹp” và tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội trúng tuyển. (Ảnh minh họa)

Trong các cơ sở đào tạo ngành ngân hàng (NH), tùy thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể, bạn sẽ được học các môn học như:Tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Nguyên lý kế toán, Kế toán NH, Kinh tế quốc tế, Mô hình toán kinh tế, Tiền tệ – NH, Luật kinh tế, Marketing, Quản trị học, NH trung ương, Nghiệp vụ kinh doanh NH, Thanh toán quốc tế, Quản trị NH, Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Tín dụng quốc tế, Ngoại ngữ chuyên ngành…

Tùy thuộc vào trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, bạn có thể xin thi tuyển vào làm việc tại một số tổ chức của ngành NH như:

– Giao dịch viên ngân hàng: nhận các khoản tiền gửi, cho vay, rút tiền và các thủ tục giấy tờ; nhìn chung là hầu hết các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Bạn cần có bằng cao đẳng hoặc chứng chỉ học chuyên ngành ngân hàng là tối thiểu.

– Làm công tác tín dụng, ngân quỹ tại các quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

– Làm công tác tín dụng, thanh toán, đầu tư tài chính, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, kho quỹ tại các NH thương mại quốc doanh và rất nhiều NH cổ phần khác.

– Làm công tác thanh tra, giám sát, pháp chế, quản lý, xây dựng chính sách tại NH Nhà nước ở trung ương. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nghiệp vụ này tại chi nhánh NH Nhà nước các tỉnh, thành phố.

– Làm công tác giảng dạy từ trung cấp đến đại học, cao học…vềlĩnh vực NH tại các khoa, bộ môn của các trường có đào tạo ngành NH như Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân…

– Làm công tác tư vấn, kinh doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán còn tương đối non trẻ ở nước ta, chưa được nhiều người biết tới. Nhưng đây là lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn để bạn phát triển sự nghiệp trong khoảng 5 đến 10 năm tới.

– Làm công tác báo chí với chức danh phóng viên, biên tập viên… tại các đơn vị báo chí của ngành NH như Thời báo NH, Tạp chí NH, Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH, Tạp chí Thị trường Tài chính..

– Nếu bạn học các nghiệp vụ NH quốc tế, bạn sẽ có cơ hội tốt để làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện của NH Thế giới WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF…

Giao dịch viên ngân hàng cần kỹ năng gì?

Giao dịch viên ngân hàng làm việc tại quầy giao dịch ở chi nhánh, phòng giao dịch và các điểm giao dịch của ngân hàng. Hàng ngày tiếp xúc với khách hàng để tiếp nhận yêu cầu, xử lý giao dịch và ghi chép mọi giao dịch liên quan đến nghiệp vụ tiền mặt, séc, tiết kiệm, chuyển khoản, mua đổi ngoại tệ, mở tài khoản…phát sinh tại quầy. Mỗi Giao dịch viên đều có vai trò của một người bán hàng và giới thiệu dịch vụ chéo, đồng thời tạo nên hình ảnh, thương hiệu và chất lượng dịch vụ xuất sắc của một ngân hàng, giúp ngân hàng tăng huy động vốn và lợi nhuận.

Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhìn chung với vị trí giao dịch viên, bạn phải đáp ứng tốt ba yêu cầu cơ bản: kiến thức nền tảng về ngân hàng, kỹ năng mềm và lợi thế về ngoại hình.

Sau một thời gian công tác ở vị trí giao dịch viên, làm quen với quy trình làm việc tại ngân hàng, hiểu được tính chất công việc ở các phòng ban khác; nếu bạn thật sự hứng thú với công việc tín dụng và sở hữu những kỹ năng quan trọng như: thiết lập mối quan hệ, thuyết phục, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và cách viết tờ trình tín dụng… bạn có thể chuyển công tác qua vị trí tín dụng: 1) Quan hệ khách hàng cá nhân. 2) Quan hệ khách hàng doanh nghiệp (làm quan hệ khách hàng cá nhân yêu cầu không cao như quan hệ khách hàng doanh nghiệp).

Tuy nhiên, trước khi thử sức với lĩnh vực này, bạn nên cân nhắc các yếu tố: đối mặt với áp lực chỉ tiêu và yêu cầu thường xuyên phải đi công tác, gặp gỡ khách hàng. Việc trau dồi thêm kiến thức về tài chính/tín dụng sẽ giúp ích cho bạn khi chuyển sang công tác ở lĩnh vực tín dụng.

Chúc bạn thành công!

·Ngân hàng Nhà nước đang khuyến khích các Ngân hàng thương mại tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập. Theo Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống hiện có 52 Ngân hàng thương mại, tuy nhiên một số Ngân hàng đang đối mặt với không ít khó khăn như năng lực tài chính khiêm tốn; chất lượng quản trị hạn chế; sản phẩm, dịch vụ nghèo nàn. Bên cạnh đó, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng và mạng lưới hoạt động chủ yếu ở khu vực thành thị tạo ra sự cạnh tranh gay gắt buộc các Ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao, đe dọa đến an toàn hệ thống.

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Tài chính Ngân hàng, Hải quan, Thuế và Thẩm định giá.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tài chính Ngân hàng đào tạo cử nhân nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng và trong nền kinh tế nói chung. Nhóm ngành tài chính ngân hàng có nhiều chuyên ngành như thuế, bảo hiểm, hải quan… Riêng Thuế và hải quan,  

Cùng chuyên mục