“Huế phải là trung tâm du lịch lớn của quốc gia” – Phát biểu của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch Thừa Thiên – Huế, diễn ra ngày 8-8 tại Huế.
“Khác với các hội nghị xúc tiến đầu tư lâu nay chủ yếu chỉ nghe những lời giới thiệu tuyệt vời, hội nghị xúc tiến đầu tư này đã nghe rất nhiều tiếng nói phê bình thẳng thắn”. – PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN – viện trưởng Viện Kinh tế VN. |
Hội nghịdo Phó thủ tướng Vương Đình Huệchủ trì, với sự tham gia của rất nhiều bộ ngành và các địa phương du lịch trong nước, nhằm chấm dứt tình trạng tụt hậu của du lịch Huế và phát triển như tiềm năng to lớn của Huế.
Huế không phải của riêng Huế.
“Tiềm năng du lịch của Huế là đặc hữu và vượt trội. Có vùng đất nào của Việt Nam mà có đến năm di sản thế giới như Huế?” – đó là phát biểu của ông TrầnBắc Hà, chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV), nhà tài trợ chiến lược của du lịch Thừa Thiên – Huế.
Ông Hà cho rằng cần phải xác lập cái nhìn Huế là thế mạnh của cả ngành du lịch Việt Nam, vì Huế không phải của riêng Huế mà là tài nguyên của cả quốc gia.
PGS.TS Trần Đình Thiên thì rất nhiều lần dùng từ “đẳng cấp” để nói về Huế: “Tiềm năng du lịch của Huế là đẳng cấp thế giới.Cần phải xác định như thế để khai thác du lịch Huế cho đúng với thế mạnh của mình”.
Bà Nguyễn Thị Nga – chủ tịch Tập đoàn BRG (Hà Nội) – thì nói một cách đơn giản hơn: “Nếu biết cách khai thácsẽ thu được rất nhiều tiền cho du lịch quốc gia từ Huế”.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ mở đầu lời phát biểu của mình cũng nhấn mạnh: “Tiềm năng của Huế là quá lớn. Dư địa của Huế là cực lớn, thỏa sức cho các nhà đầu tư thực hiện giấc mơ làm giàu”.
Nhưng hiện tại, thu nhập GDP của Thừa Thiên – Huế chỉ 5.000 tỉđồng, thu nhập bình quân mỗi người dân khoảng 2.000 USD/năm, rất thấp so với cả nước.Du lịch dù chiếm 55% GDP của tỉnh trong năm 2015, nhưng nộp ngân sách vẫn rất thấp.
“Lý do,du lịch Huế vẫn trong tình trạng giàu tiềm năng mà nghèo khả năng, ít dịch vụ, không có sản phẩm ra tấm ra miếng. Và như thế tiềm năng vẫn chưa thành hiện thực. Dù tỉnh xác định du lịch là kinh tế mũi nhọn thì thực tế vẫn chưa thành mũi nhọn” – Phó thủ tướng nói.
Cả nước phải cùng chung tay khai thác thế mạnh du lịch Huế
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng vì tiềm năng, thế mạnh du lịch của Huế rất lớn nên Huế chỉ trông cậy vào chính mình thôi là không thể đủ.
Theo ông Thiên, trung ương phải can dự vào Huế mạnh mẽ hơn; chính quyền tỉnh phải lặn lội ngày đêm để tìm cho bằng được nhà đầu tư đẳng cấpthì mới có thể khai thác được tiềm năng lớn đó.
“Tiềm năng lớn, quyết tâm của tỉnh cũng cao, nhưng vì sao du lịch Huế vẫn chưa phát triển?Là do thiếu con người!” – ông Thiên nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến đó, TS Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằngmuốn phát triển thì phải có doanh nghiệp mạnh, phải có người giàu, người giỏi.Ngoài vấn đề nhân lực, cần phải có một môi trường đầu tư tốt. Chính quyền phải làm đúng trách nhiệm của “bà đỡ” cho nhà đầu tư.
Và ông Trần Du Lịch khuyến cáo:“Một địa phương để đất cho doanh nghiệp bất chính hoạt động thì không còn chỗ cho doanh nghiệp chân chính làm ăn!”.
Ông Huỳnh Vĩnh Ái- thứ trưởng Bộ VH-TT&DL -chia sẻ rằng du lịch Huếtừng là hàng đầu quốc gia nhưng hiện tại thì không còn như thế. Du lịch Huế cần phải tái cơ cấu, để bắt đầu cho một thời kỳ mới. Sản phẩm du lịch của Huế phải là chất lượng cao.
Để thực hiện việc đó, Bộ VH-TT&DL đề xuất Chính phủ cần quyhoạch khu du lịch trọng điểm quốc gia tại Huế: Chân Mây – Lăng Cô – Bạch Mã – Hải Vân; thu hút các nhà đầu tư vào khai thác các thế mạnh du lịch của Huế về đầm phá, biển đảo.
“Trung ương muốn Huế phải trở thành một trung tâm du lịch lớn của quốc gia- Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình -Nhưng về phía tỉnhphải có một cam kết rõ ràng về chính sách với các nhà đầu tư, và thực hiện một cách quyết liệt”.
Phó thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn tài nguyên có giá trị lớn của Huế là vùng biển Chân Mây – Lăng Cô – thành viên của các vịnh biển đẹp nhất thế giới, và vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hailớn nhất Đông Nam Á.
Hai hướng đột phá của Huế Ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND Thừa Thiên – Huế, cho biết hai hướng đột phá chiến lược của Huế. Đó là: đột pháđể trở thành đô thị di sản – đô thị xanh, nâng tầm đẳng cấp quốc tế của thương hiệu “Huế – điểm đến di sản”, và biến trung tâm y tế chuyên sâu Huế thành nơi chăm sóc nghỉ dưỡng đẳng cấp cao. Đột phá để xây dựng Lăng Cô – Chân Mây trở thành đô thị lớn đối đẳng với Huế và kết cặp với Đà Nẵng thành hành lang đô thị biển của miền Trung. |
Theo: (Du lịch/TTO)