Doanh nghiệp khát nhân lực CNTT

Theo ý kiến của các chuyên gia tại buổi tọa đàm “Xu hướng và nhu cầu thị trường ngành phần mềm” (tổ chức ngày 13-2 tại TPHCM): – Các doanh nghiệp hiện đang có nhu cầu rất lớn cho nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) nhưng nguồn cung thì rất hạn chế.

“Theo thống kê mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, hiện thành phố có khoảng 6.000 doanh nghiệp trong ngành công nghệ, lao động trong ngành này khoảng 25.000. Dự kiến đến năm 2015, số doanh nghiệp sẽ tăng lên khoảng 10.000, lượng nhân sự TPHCM cần khoảng 100.000 người”. – Ông Ngô Văn Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty Global CyberSoft (GCS) đang trình bày tại tọa đàm – Ảnh: Đình Nghĩa

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Vương Bảo Long, Giám đốc nhân sự Công ty LogiGear Việt Nam – công ty chuyên về kiểm thử phần mềm, cho biết dự kiến, công ty cần khoảng 200 kỹ sư trong năm 2012 và khoảng 250 kỹ sư trong năm 2013, nhưng số lượng tuyển được rất ít.

Còn ông Ngô Văn Toàn, Phó tổng giám đốc Công ty Global CyberSoft (GCS) – doanh nghiệp chuyên về gia công phần mềm thì ví von rằng tình trạng thiếu nhân lực CNTT hiện nay đang là “nút thắt cổ chai” cho phát triển của doanh nghiệp. Ông cho rằng, hầu như ngành nào cũng cần nhân lực CNTT như tài chính, ngân hàng, bán lẻ… Các công việc trong ngành CNTT mà doanh nghiệp đang rất cần trong những năm tới gồm lập trình trò chơi, phân tích, thiết kế hệ thống, kiểm định phần mềm, quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản trị mạng, điện tử máy tính…

Cầu nhân lực CNTT vượt xa cung đang làm khó các doanh nghiệp do họ phải đương đầu với tình trạng “nhảy việc” thường xuyên của nhân sự và mức lương đang được đẩy lên quá cao so với thực tế.

Một trong các giải pháp cho tình trạng trên là doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác đào taÌ£o nhân lực CNTT với các trường, trung tâm đào tạo. “GCS sẵn sàng hợp tác với các trường để đào tạo nhân lực bằng cách mở các khóa tham quan doanh nghiệp, tiếp nhận sinh viên thực tập với thời gian 4-6 tháng, cử chuyên gia đến giảng dạy cho sinh viên…”, ông Toàn nói.

Ông Long của LogiGear Việt Nam cũng cho biết, công ty sẽ phối hợp với các trường trong việc tổ chức những buổi hội thảo giới thiệu về công nghệ mới. Ngoài ra, LogiGear sẽ hỗ trợ các chi phí như ăn uống, đi lại cho sinh viên thực tập, sẵn sàng cho sinh viên tham gia các dự án mà công ty đang thực hiện cho đối tác nước ngoài.

Tại buổi tọa đàm, đa số các doanh nghiệp hoan nghênh ý kiến của tiến sĩ Lê Hoài Bắc, Phó khoa CNTT trường Đại học Tự nhiên TPHCM, về việc tạo điều kiện cho giáo viên các trường đến làm việc tại các doanh nghiệp, để các giáo viên có điều kiện học hỏi, sau đó về lại trường truyền đạt cho sinh viên.

  • Các công việc trong ngành CNTT mà doanh nghiệp đang rất cần trong những năm tới gồm lập trình trò chơi, phân tích, thiết kế hệ thống, kiểm định phần mềm, quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản trị mạng, điện tử máy tính…

Theo: (Đình Nghĩa/báo TBKTSG)

Bài liên quan

Giải pháp cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

(Hiếu học). “Khoảng cách giữa khả năng cung ứng nhân lực và nhu cầu thực tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) sẽ ngày càng lớn nếu không có các giải pháp phù hợp và kịp thời. Đến năm 2020, con số thiếu hụt nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT có thể lên tới trên 200.000 người”.

Muốn dự thi vào Ngành Công nghệ thông tin?

(Hiếu học). Em đang học lớp 12, yêu thích và muốn thi vào ngành Công nghệ thông tin nhưng em chưa hiểu rõ về từng phân ngành nhỏ của ngành này như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông. Cho em biết các ngành này đào tạo những gì, sau khi tốt nghiệp làm việc ở đâu và sức học như thế nào thì học tốt ngành công nghệ thông tin? (Câu hỏi của các bạn: minhnguyen1993, quocnam, …).

Ngành mới: Khoa học dịch vụ (SSMED)

TPHCM đang chuẩn bị triển khai xây dựng và phát triển một ngành mới: Khoa học dịch vụ. Đây sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của TP. 

Học ngành khoa học máy tính, ra trường làm gì?

(Hiếu học) Chương trình đào tạo cử nhân & kỹ sư ngành Khoa học máy tính dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục Đào tạo nhưng mỗi trường đào tạo với mục đích có chút ít khác nhau. 

Cùng chuyên mục