DJ – Tìm Kiếm Tài Năng Trẻ

Đứng sau những dàn mix, tai đeo headphone, cơ thể lắc lư theo điệu nhạc…DJ là những người làm thay đổi không khí tại các liveshow, vũ trường, quán bar…

DJ- Một khái niệm còn quá xa lạ đối với số đông mọi người, DJ có nghĩa là Disc Jockey- hiểu theo nghĩa đen thì có nghĩa là “những kẻ nghịch đĩa. Nhưng thực chất, DJ vẫn được hiểu rất đơn giản đó là những người điều chỉnh nhạc. Từ sau các cuộc thi “Tìm kiếm tài năng trẻ DJ Việt Nam”, “Tài năng trẻ DJ Châu Á”, nghề chỉnh nhạc trở nên thu hút giới trẻ.

Ở Việt Nam, người làm nghề DJ chuyên nghiệp không nhiều, thu thập chủ yếu từ việc làm nhạc cho các vũ trường, quán bar, một phần nhỏ làm dịch vụ nhạc cho du lịch và các buổi tiệc cá nhân. Dân DJ chuyên nghiệp hiện nay, ngoài bộ “bàn xoay” sử dụng đĩa than truyền thông còn có thêm hệ thống lọc đĩa CD chuyên dụng, gọi là CDJ đi kèm theo bộ tai nghe (headphones) đắt tiền. Con đường trở thành một DJ chuyên nghiệp sống bằng nghề vô cùng vất vả, dân chuyên nghiệp đã thành thói quen ghi nhớ về một loạt việc đầu tiên phải làm mỗi khi thiết lập hệ thống chơi nhạc và thêm tối thiểu 5 năm vật lộn trong nghề, tốn khá nhiều tiền mua sắm, nâng cấp thiết bị, bỏ nhiều thời gian ttìm kiếm đĩa nhạc mới, mò mẫm thâu đêm trên mạng tìm nhạc rồi thính lực có phần suy giảm do triền miên nghe nhạc quá mạnh và lòng yêu âm thanh không mệt mỏi.

Có người đã phác họa chân dung của một người làm DJ lành nghề như sau: “Bước vào vũ trường, thoạt nhìn cứ nghĩ DJ là một công việc đơn giản với hình ảnh của một người đứng sau dàn mix, tai đeo tai nghe, luôn tay trên các bàn xoay đĩa, than thể đu đưa, thỉnh thoảng miệng hét to những tiếng gì khó hiểu, xốc đám đông phía dưới hò reo và nhảy múa theo…”

Một DJ thạo nghề là người phải biết kết hợp năng khiếu và khả năng vận dụng kiến thức âm nhạc của mình

Ở các vũ trường, quán bar ngày càng có nhiều DJ xuất hiện. Nhưng thế nào là một DJ thạo nghề? Theo nhận định của những người có thâm niên hoạt động, đó phải là người biết kết hợp năng khiếu và khả năng vận dụng kiến thức âm nhạc của mình; phải tạo được một chuỗi âm thanh được ráp nhịp với nhau một cách hoàn hảo, không để lộ những “mối nối” giữa hai bản nhạc mà người trong nghề gọi là “bị đạp nhạc”.

Một số tiêu chí của DJ giỏi:

– Trình độ hiện tại của khả năng sản xuất nhạc (Existing level of Production skills).

– Kỹ năng phối nhạc, các mẫu nhạc phải được sắp xếp và liên kết một cách hài hòa, sáng tạo, lôi cuốn… (Song structure/ Music arrangement).

– Tính sáng tạo độc đáo của đoạn nhạc (Originality of piece of music).

– Nội dung lời bài hát (Lyrical content).

– Mức độ ảnh hưởng của khúc nhạc đến người nghe (Accessibility).

Các DJ có khả năng chơi nhạc cụ, hát hoặc đọc rap sẽ được người nghe tán thưởng nhiệt liệt hơn
Mỗi DJ muốn tồn tại lâu dài được với nghề đều phải tạo cho mình một phong cách riêng. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi DJ trên con đường khẳng định đẳng cấp và đương nhiên, đó cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng cạnh tranh rất cao giữa những người trong nghề.

Môi trường làm việc của DJ thường ở các quán bar, vũ trường, hoặc phòng thu âm. Chính bởi môi trường làm việc khá đặc biệt và có phần “hơi nhạy cảm” này mà nghề DJ bị mang tiếng oan là nghề của những kẻ “ăn chơi”

Thực ra, không phải bạn trẻ nào thích cũng có thể trở thành một DJ, và càng không có chuyện một người nào đó theo nghề này chỉ vì “ý thích nhất thời”. Lý do rất đơn giản là một bộ đồ nghề của DJ có giá vài ngàn “đô”.

Bộ đơn giản nhất cũng gồm có 2 turntable (bàn xoay) có giá chừng trên 1.500 USD, 1 cặp CD có giá khoảng 1.300 USD, 1 mixer (bàn trộn) giá xấp xỉ 1.200 USD, 1 bộ sound effect giá cũng không dưới 300 USD… Đó là chưa kể tới việc phải đầu tư thường xuyên để mua đĩa. Nói chung, để đảm bảo chất lượng, các DJ hoặc phải nhờ người quen, hoặc phải đích thân đi mua đĩa ở những nước như Mỹ, Anh…

Như vậy, có thể thấy đây rõ ràng không phải là nghề dành cho số đông. DJ không chấp nhận những “tay chơi lãng tử” bởi ngoài niềm yêu thích, đam mê thì các DJ muốn trụ lâu dài với nghề phải liên tục tìm kiếm tài liệu, liên kết với người cùng giới để nâng cao trình độ.

Mức thu nhập nghề DJ mang lại khá hấp dẫn. Ở các quán bar, vũ trường, những DJ có tay nghề cao thu nhập có thể trên 10 triệu đồng/tháng. Riêng đối với những DJ mới vào nghề, thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng.

Mỗi tháng, một DJ thuộc hàng “sao” có thể nhận được 5-7 sô diễn, “nhảy” từ thành phố này sang thành phố khác. Với mức thu nhập có vẻ rất hấp dẫn, nghề DJ dường như đang “hót” (nóng) lên từng ngày trong mắt giới trẻ.

Mặc dù chính những người làm DJ cũng phải thừa nhận đây là một nghề “khoảnh”, thế nhưng họ – những người đã trót gắn bó với này cũng phải khẳng định: “Đã theo rồi, rất khó bỏ!”. Thế nên, nếu mới chỉ “thinh thích” thôi thì bạn chớ vội nghĩ mình sẽ “theo” nghề này. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định có nên trở thành một DJ hay không.

Đăng ký tham gia khóa học

Địa chỉ: 176/3 Lê văn Sỹ P10 Quận Phú Nhuận
Phone: 08 2171158 – 0982949218 gặp Dj KOOL ( Hoàng Anh )

Giáo trình học gồm 03 phần:

Phần 1: Beatmatch và Mixing cơ bản – Tg học : 40 tiếng học trên máy CDJ / 1 tuần học từ 3 đến 5 buổi / 1 buổi học 2 tiếng

Phần 2: Nhạc lý cơ bản, Fx, soạn bài, phân biệt các thể loại nhạc và Mixing nâng cao – 40 tiếng học trên máy CDJ / 1 tuần học từ 3 đến 5 buổi / 1 buổi học 2 tiếng

Phần 3: Beat Creation, Mixing, Mastering, Remixing cơ bản và nâng cao – 160 tiếng học trong Studio với các máy móc thiết bị Studio hiện đại nhất ( làm bài Test để được nhập học )

Phạm Anh: — Mở lớp “Làm quen và Tìm hiểu nghề DJ” – khóa 10h học Free —

Thời lượng: 10 tiếng

Chương trình:

– Giới thiệu và tìm hiểu về nghề Dj
– Tìm hiểu về cách thức làm việc của một Dj chuyên nghiệp
– Tìm hiểu về các máy móc thiết bị của DJ
– Miễn phí 10h học ( 05 buổi học ) trên máy CDJ – Học kỹ năng beatmatching và mixing cơ bản.
– Giao lưu với các DJ tại KOOL Studio.

— Đăng ký tham gia khóa 10h học miễn phí —
Địa chỉ: 176/3 Lê văn Sỹ P10 Quận Phú Nhuận
Phone : 08 2171158 – 0982949218 gặp Dj KOOL ( Hoàng Anh )
Số lượng đăng ký có hạn, tối đa 20 học viên.

Thử xem bạn nhé.

Cùng chuyên mục