ĐH Luật TP Hồ Chí Minh đổi mới cơ chế hoạt động

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển thành Trường đại học định hướng nghiên cứu với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Một phiên tòa giả định trong chung kết cuộc thi Phiên tòa giả định Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (HCMULAW Competition Final Around). Nguồn: Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh

Theo Đề án, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo nhu cầu xã hội; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của Trường; quyết định các hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy, phương pháp thi; kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ); quyết định hợp tác trong nghiên cứu và triển khai với các đối tác quốc tế, nhất là với các tổ chức phi chính phủ; tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đào tạo…

Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Trường quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Đồng thời, quyết định tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ viên chức và lao động hợp đồng trên cơ sở quy chế và chủ trương được Hội đồng Trường thông qua; quyết định việc ký kết, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động trong các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Học phí tối đa năm học 2017 – 2018 là 16 triệu đồng/sinh viên

Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định86/2015/NĐ-CPngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 và quy định tại Quyết định này.

Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy 16 triệu đồng/sinh viên năm học 2017-2018; năm học 2018-2019 là 17 triệu đồng/sinh viên; năm học 2019-2020 là 17,5 triệu đồng/sinh viên.

Trường quyết định mức thu học phí đối với các trình độ đào tạo khác tại trường với mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ là 2,5 lần; thạc sĩ là 1,5 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên.

Học phí của chương trình đào tạo tại trường theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Theo: (Giáo dục/Baodientuchinhphu)

Bài liên quan

Ngành Luật kinh tế, Luật Thương Mại và Luật thương mại quốc tế

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành Luật Thương Mại (ĐH Luật TPHCM) và Luật thương mại quốc tế (Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM) có gì khác nhau ? Đào tạo trong bao nhiêu năm ? Để có chứng chỉ hành nghề Luật sư thì phải học tiếp những gì ? Ở đâu ? Ngành Luật có trường nào đào tạo văn bằng 2 hay không ? Đứa em vẫn đang học khối Kỹ Thuật, tính thi Luật dạng Văn Bằng 2, hay vừa học vừa làm hoặc từ xa để có bằng Cử Nhân Luật có được không? - (Hoa Quynh/Diễn đàn hieuhoc_hieuhoc.com) 

Ngành Luật kinh tế: Tư vấn Tài chính.

(Hiếu học) Ngành Luật kinh tế ngoài việc trở thành luật sư (kinh tế, dân sự, tranh tụng trách nhiệm đối với sản phẩm…), những công việc tương đồng cũng có thể thích hợp với bạn như: Làm chủ doanh nghiệp; kinh doanh chứng khoán; cố vấn tài chính; thẩm định giá; giám đốc quản trị rủi ro; bảo hiểm; ngân hàng…

Cùng chuyên mục