Để làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để làm tốt bài thi môn Hóa học, các bạn cần lưu ý: Đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học là phạm vi ra đề rất rộng. Đối với những nội dung cụ thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững trọng tâm từng bài, nhận ra sự liên hệ kiến thức giữa các bài để trả lời những câu hỏi loại tổng hợp. Và biết cách giải toán, để có thể giải nhanh, gọn, chọn ra phương án đúng: Cần thuộc công thức tính số mol, cân bằng phương trình để xác định tỷ lệ số mol các chất đề bài cho và hỏi. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các dạng bài tập sẽ được ra trong đề thi trắc nghiệm môn Hóa học.

Một mẹo nhỏ giúp cho các bạn tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học đó chính là: cần nhớ các khái niệm, tính chất và biết cách vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn phương án đúng. Khi nhận đề thi điều đầu tiên các bạn cần đọc thật kỹ từng câu từng chữ nhằm tránh bị sai sót, đồng thời nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu cần trả lời. Đặc biệt cần chú ý tới các từ có ý phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn phương án đúng, nếu các bạn thấy mình xác định được phương án đúng thì cũng hãy đọc hết tất cả các phương án được cho đã rồi hãy quyết định chọn. Điều này sẽ tránh sai sót và khẳng định thêm chắc chắn cho phương án bạn đã chọn là đúng.

CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC (2010).

(Nguồn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT)

* Đề thi tốt nghiệp THPT:

I. Phần chung cho tất cả thí sinh 32 câu:

– Este, lipit:2 câu.

– Cacbonhidrat: 1 câu.

– Amin, Amino Axit, Protein: 3 câu.

– Polime, vật liệu polime: 1 câu.

– Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6 câu.

– Đại cương về kim loại: 3 câu.

– Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 6 câu.

– Sắt, Crom; các hợp chất của chúng: 3 câu.

– Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu.

– Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6 câu.

II: Phần riêng.

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần A hoặc B

A- Theo chương trình Chuẩn (8 câu):

– Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu.

– Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu.

– Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 2 câu.

– Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu.

B- Theo chương trình Nâng cao (8 câu):

– Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu.

– Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu.

– Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 2 câu.

– Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu.

* Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên: 40 câu.

– Este, lipit: 3.

– Cacbonhidrat: 2

– Amin, Amino Axit, Protein: 4.

– Polime, vật liệu polime:2

– Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6.

– Đại cương về kim loại: 4.

– Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 7.

– Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, thiếc; các hợp chất của chúng: 4.

– Phân biệt một số chất vô cơ: 1.

– Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1

– Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6.

* Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

I- Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu).

– Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2.

– Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2.

– Sự điện li: 1.

– Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3.

– Đại cương về kim loại: 2.

– Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5.

– Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6.

– Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2.

– Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2

– Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2

– Este, lipit: 2

– Amin, amino axit, protein: 3

– Cacbonhidrat: 1

– Polime, vật liệu polime: 1.

– Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6

II- Phần riêng:

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)

A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu):

– Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1

– Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2

– Đại cương về kim loại:1

– Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2

– Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1

– Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu

– Amin, amino axit, protein: 1.

B- Theo chương trình nâng cao (10 câu):

– Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu

– Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2

– Đại cương về kim loại: 1

– Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2

– Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1

– Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu

– Amin, amino axit, protein: 1.

Trước mắt, các bạn hãy học thật kỹ môn Hóa vô cơ để làm tốt bài thi học kỳ II. Sau đó, sẽ tiếp tục ôn lại môn Hóa hữu cơ và các môn khác để thi tốt nghiệp và thi ĐH – CĐ.

Chúc các bạn đạt kết quả tốt cho những kỳ thi sắp tới.

Nghi Quân/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Để thi trắc nghiệm có kết quả tốt.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Kỳ thi năm nay, nhiều môn học cũng sẽ được thi với hình thức trắc nghiệm. Và để có kết quả tốt, các bạn cần phải có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi rất phổ biến và hiệu quả này.

Giảm áp lực khi đi thi: Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

( hieuhoc_hieuhoc.com.). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?  

Nhận biết những nguyên nhân tạo nên căng thẳng khi làm bài thi.

 (hieuhoc_hieuhoc.com). Mặc dù tập huấn kỹ càng, thầy cô nhắc nhở mẹ cha dặn dò, nhưng khi bước vào phòng thi thì bao nhiêu cẩm nang, bí quyết dường như biến đi đâu mất. Hầu hết các thí sinh đều bị mắc phải áp lực này. Động lực càng cao, lòng mong mõi một kết quả thật tốt để báo đáp công ơn cha mẹ, thầy cô càng lớn thì áp lực lo sợ càng nhiều, với các bạn có thần kinh yếu thì hậu quả rõ ràng là rất nặng nề. Riêng những trường hợp đi thi chỉ là cho có, dự....

Mẹo học để hiểu và nhớ bài.

(hieuhoc_hieuhoc.com). :Làm sao để tự kiểm tra xem mình có hiểu bài chưa, làm sao để hiểu bài hơn, làm sao có thể ghi nhớ tốt hơn, và nhất là để có thể tìm lại, khôi phục được những thông tin mà ta đã học, một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết. Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các bạn hãy áp dụng thử nha!

Phương pháp học các môn tự nhiên

(hieuhoc_hieuhoc.com): Đọc kỹ lý thuyết và dành nhiều thời gian làm bài tập nhưng điểm số của bạn vẫn chưa cải thiện bao nhiêu. Có lẽ bạn chưa có được một phương pháp tốt nhất để học tốt những môn khô khan này. Đừng nản chí, vì khi bạn đã quyết tâm, chỉ cần đi đúng con đường, bạn sẽ thành công.

Cẩm nang học thi Đại học: Học có hệ thống.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này.

Cùng chuyên mục