Đại gia, tiền và sex

Các đại gia tỷ phú được coi là những người luôn luôn bận rộn. Nhưng bên ngoài vẻ hào hoáng, giàu có và quyền lực, nhiều đại gia châu Á có những góc khuất tăm tối về cuộc sống gia đình, cờ bạc và sex.

Robert Quách đã mua một tòa biệt thự ở đường Vịnh nước sâu (Deep Water Bay) của Hong Kong (một dạng “nhà ở ngõ hẻm” của các đại gia, gần một sân golf chín lỗ mà các bố già rất ưa thích chỉ để được chơi vài hiệp vào mỗi sáng sớm). Ông mua biệt thự này tại thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra, với cái giá “bèo bọt” là 80 triệu đôla Hong Kong. Ông đã cố gắng sống trong ngôi nhà đó, nhưng theo các thành viên của gia đình, ông trở nên ám ảnh với ý niệm rằng bất động sản đã quá nhiều, thậm chí ngay cả đối với một người có tài sản nhiều tỷ đôla.

Cuối cùng, ông cho dỡ bỏ ngôi nhà, xây dựng năm căn nhà phố khiêm tốn ở vị trí đó, một căn dùng cho mình, hai căn cho gia đình và cho thuê hai căn còn lại. Quách sống trong loại nhà mà ở châu Âu và Mỹ một người quản lý ngân hàng có những thành công ở mức độ khiêm tốn thường ở.

Tính hoang đàng thực sự và bí mật của nhóm anh em, bạn bè các đại gia nằm ở thói cờ bạc cao cấp của họ. Hầu hết các thành viên của nhóm đều tuyên bố rằng tất cả các thành viên khác (chứ không phải chính họ) đều luôn luôn ham mê cờ bạc. “Cả bọn chúng tôi đều là những con bạc lớn”, một tỷ phú ở Hong Kong đã nói như vậy.

“Hai người duy nhất không phải con bạc lớn (nhưng vẫn là bố già cờ bạc) là Stanley Hà và Henry Hoắc”. Các chủ ngân hàng đầu tư ở Hong Kong và Singapore thường xì xầm đồn đại rằng trò chơi golf ăn tiền của các đại gia có giá trị đến một triệu đôla một lỗ; có người thường thua đậm trong các chuyến đi đến Australia và Mỹ để đánh bạc.

Tất nhiên, chẳng có tin tức gì trên các phương tiện thông tin đại chúng bởi vì các đại gia không công khai. Nhưng những lời đồn đại có rất nhiều xung quanh một hình thức đánh bạc vang tiếng một thời của các ông vua ở Trung Đông và những khoản tiền khổng lồ đã bị thổi bay bởi những người không biết giá trị thực tế của tiền bạc.

Điều thật sự không thể phủ nhận về các bố già là họ duy trì quyền thống trị của đàn ông, truyền thống gia trường của gia đình ở một mức độ cao hơn bình thường. Trong việc điều hành doanh nghiệp của gia đình, họ yêu cầu một sự phục tùng triệt để từ những người thân và sử dụng nhiều chiến thuật để bảo đảm điều đó.

Một trong số chiến thuật hiệu quả nhất để giữ cho con cái và người thân khác trung thành với viễn cảnh quyền thừa kế to lớn là kiểm soát để họ luôn luôn không có nhiều tiền mặt. Hoàng Đình Phương, chủ đất tư nhân lớn nhất Singapore và sở hữu nhiều tỷ đôla là một trường hợp điển hình.

Con trai cả của ông là Robert, điều hành Sino Land ở Hong Kong, khi còn nhỏ, là một trong những nhà đầu tư phát triển lớn nhất tại lãnh thổ này. Robert được giáo dục trong một trường nội trú nói tiếng Anh và giờ đang ở độ tuổi 50. Ông sống trong một căn hộ thuê và chỉ sở hữu riêng khoảng 1 triệu đôla cổ phần tại Sino Land. Trong khi đó, cha ông luôn liên lạc qua điện thoại mỗi ngày để kiểm tra bản thu chi tiền mặt của doanh nghiệp. Tương tự, người em trai là Philip cũng được giữ bằng một sợi dây xích chặt chẽ như thế tại Singapore.

Một chủ ngân hàng đầu tư từng làm việc với nhà Chearavanont đã vẽ nên một bức tranh mà trong đó những người con trai “phải cầu xin để được mua một chiếc xe mới”. Một yếu tố khác đảm bảo quyền lực gia trưởng trong các gia đình Trung Quốc là không có quy tắc ai sẽ được bàn giao phần nào trong tài sản của gia đình.

Một nhận thức sai lầm thường xảy ra cho rằng, có một số hình thức quyền con trường trong công việc. Trong thực tế, người con trưởng có thể là người thừa kế doanh nghiệp nếu anh ta được nhìn nhận xứng đáng với cương vị của mình. Hoàn toàn bình thường nếu một người khác trong số anh chị em được lựa chọn làm người thừa kế, mặc dù nam giới luôn luôn được xếp hàng trước nữ giới.

Chẳng hạn, đại gia sòng bạc Malaysia Lâm Ngô Đồng đã chọn Lâm Quốc Thái thừa kế chứ không chọn con trai cả. Lâm Thiệu Lương đã bỏ qua con trai cả là Albert khi chỉ định Anthony Salim làm người thừa kế. Henry Hoắc cũng loại bỏ Timothy là con trai trưởng và chọn người con trai thứ là Ian. Những người con trai nhỏ tuổi hơn ít có khả năng rời bỏ gia đình khi họ biết rằng họ không nhất thiết phải tách ra khỏi việc điều hành các hoạt động để trở thành ông chủ lớn.

Văn hóa của doanh nghiệp gia đình có thể là ngột ngạt khó thở, thường là nguyên nhân của nhiều nỗi bất hạnh, nhưng nó hầu như không bao giờ bị thách thức. Hơn nữa, sự giao nhau trên tất cả các loại hình xã hội học không bị ảnh hưởng bởi một gia đình có pha trộn chủng tộc hay không, hoặc bố già có được đi học ở trường thuộc địa hay không.

Những người con đã trung tuổi của các bố già như Lý Gia Thành và Robert Quách thường sống trong sợ hãi mỗi khi cha mình giận dữ. Một người quản lý của Lý nhớ lại, con trai cả của ông là Victor đang ngủ gà ngủ gật trong một cuộc họp đã bị đánh thức bằng một tiếng thét như tiếng sấm của cha mình.

Các thành viên Hội đồng quản trị của công ty South China Morning Post, do Robert Quách kiểm soát, không biết phải nhìn đi đâu nữa trong một cuộc họp đáng hổ thẹn hồi tháng Hai năm 2003, khi đại gia mất bình tĩnh với cậu con trai Ean, khi đó đã 48 tuổi, la mắng cậu ta trước mặt các giám đốc có mặt trong phòng họp. Trong khi đó, một đại gia sở hữu nhiều tỷ đôla đã tìm cách kiểm soát những cơn giận dữ của mình với sự trợ giúp của một bác sĩ liệu pháp hành vi.

Các tỷ phú được coi là những người luôn luôn bận rộn và điều trông đợi của nhiều người trong số họ là đạt được sự cân bằng giữa “công việc và cuộc sống”. Nhưng, quyền không được phép hỏi han, không được phép ngăn chặn các tộc trưởng có một ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình. Richard, người con trai thứ của Lý Gia Thành là một ví dụ hiếm hoi của sự nổi loạn bán chủ động. Anh này được gửi đến trường nội trú khi mới mười hai tuổi, và người ta đồn mẹ anh đã tự tử.

Một tiểu sử bằng tiếng Trung Quốc xuất bản trái phép năm 2004, chỉ có thể được cung cấp thông tin bởi những người tay trong của Richard Lý, nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi của anh với mẹ mình, cùng quá trình thành lập công ty riêng và sau đó tiếp quản công ty Hong Kong Telecom mà không cần thông báo cho cha. Thực tế, anh đã coi Lý Quang Diệu – chứ không phải Lý Gia Thành – là người anh hùng của mình.

Tim Hoắc, con trai cả của Henry Hoắc, tiết lộ một phần về bản chất của cuộc sống gia đình đại gia. Anh mô tả những trải nghiệm “kỳ quái” khi trở về nhà từ trường công lập của Anh để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16, và bị cha đuổi trở lại trường vì ông còn bận đi mua chiếc tàu cao tốc đầu tiên hiệu Hitachi để đi lại giữa Hong Kong và Ma Cao. Thật chua xót khi anh kết luận: “Tôi nghĩ rằng cha tôi quan tâm tới việc đi đến các hộp đêm hơn là quan tâm đến tôi”.

Không có gì xác định quyền lực của bố già trong gia đình nhiều như sự phóng túng để thỏa mãn những ham muốn tình dục. Henry Hoắc, người đã qua đời vào năm 2006, và Stanley Hà đều có nhiều vợ – chế độ đa thê không bị cấm ở Hong Kong cho đến khi có Pháp lệnh cải cách hôn nhân năm 1971.

Nhiều đại gia đã tận hưởng cái thú có nhiều tình nhân và dư thừa những mối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Một trong những người đàn ông giàu nhất châu Á đã rất thẳng thắn nói rằng, trong cuộc sống của các bố già, quan hệ tình dục là những khoảng tạm nghỉ chủ yếu trong một ngày làm việc ở văn phòng: “Giới kinh doanh là thế”, ông nói. “Không ai có bạn bè chỉ mang tính xã hội. Họ ngủ với một cô gái, rũ bỏ sự chai sạn của họ và sau đó trở lại làm việc”.

Tất nhiên, ông ta không hoàn toàn đủ thẳng thắn để thừa nhận, sự quan sát này cũng áp dụng cho ông ta, mặc dù một thành viên của gia đình ông đảm bảo rằng điều đó có xảy ra: “Nếu họ không có một người phụ nữ mỗi ngày thì họ không thể hiện được ‘chức năng đàn ông”, người này đã nói như vậy về nhóm huynh đệ của các đại gia.

Sẽ là ham muốn nhục dục quá mức nếu nhấn mạnh, về mặt cơ học, cách thức những ông già bảy mươi hoặc tám mươi tuổi còn tổ chức cung cấp liên tục các hoạt động tình dục tươi mát. Nhưng chỉ cần nói rằng các tỷ phú – những người sở hữu các tòa nhà lớn có nhiều căn hộ, chuỗi khách sạn và du thuyền có quán nhậu trang trí bắt mắt – có rất nhiều không gian riêng tư ở cách xa nhà.

Có một truyền thống lâu đời của các bố già. Con gái của đại gia Hoàng Trọng Hàm ở Indonesia thời trước chiến tranh viết về cha mình: “Trong suốt cuộc đời mình, ông đã có mối quan tâm rất lớn đến đàn bà và tình dục. Ông có đến 18 thê thiếp được công nhận và có với họ tổng số 42 đứa con”.

Nhóm người cùng tuổi ngày nay khiêm tốn hơn, mặc dù Eka Tjipta Widjaya của Indonesia có liên quan với ít nhất là 30 đứa con. Stanley Hà có 17 đứa con được thừa nhận. Không hề ít hơn, các đại gia châu Á vẫn thích sự phóng túng về tình dục một cách không bình thường. Như một chủ ngân hàng đầu tư kỳ cựu ở Hong Kong đã nói: “Sự tham lam về tình dục là đặc hữu đối với văn hóa của họ… Thực tế là những người vợ của họ chẳng nói gì về điều đó, khác với các bà vợ của các tỷ phú phương Tây”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con cái họ không bị ảnh hưởng. Chính những đứa con trai đó khi lớn lên cũng trở thành kẻ phóng đãng về tình dục y hệt ông cha chúng.

Theo: “Những bố già châu Á” (Sách do Alpha Books ấn hành).

Bài liên quan

Giông gió cuộc đời, chuyện doanh nhân.

(Hiếu học). Chuyện của một doanh nhân dưới đây phần nào cận cảnh những khó khăn của khởi nghiệp, sự khốc liệt của thương trường và những chiêm nghiệm nhân tình thế thái quanh đồng tiền. Hy vọng, đây sẽ là kinh nghiệm cho bạn trẻ trên đường lập nghiệp.

Làm thế nào trở thành tỷ phú?

(Hiếu học) Bạn có bao giờ mơ đến việc trở thành tỷ phú? Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và rút ra ba đặc tính chung của những người kiếm nhiều tiền nhất thế giới, những tỷ phú do tạp chí Forbes bầu chọn …

Các doanh nhân làm gì để phòng stress?

Theo cách nói hàng ngày, stress là một khái niệm mơ hồ, đôi khi chỉ nguyên nhân, đôi khi chỉ đáp ứng cơ thể (tôi bị stress). Tuy nhiên theo các nhà y học, stress thường để ám chỉ những dạng căng thẳng hoặc áp lực mà ai đó phải chịu đựng. Nếu bị quá nhiều áp lực thì đối tượng sẽ không chịu nổi hoặc bị ảnh hưởng bất lợi.

Thuật lấy lòng người của sếp

Là người lãnh đạo của một tổ chức, được nhân viên tôn trọng là điều tất yếu; nhưng làm sao để được yêu mến thật sự mới là điều đáng để bàn cãi. Bí quyết để sếp được nhân viên yêu mến đã được đúc kết qua thực tế của nhiều doanh nghiệp và nhà lãnh đạo thế giới.  

"Tôi không cho không ai cái gì"

"Tôi không cho không ai cái gì bao giờ. 30 triệu USD không phải ít, hơn nữa, đây là tiền của của cổ đông chứ không phải của cá nhân tôi nên tất cả đều vì quyền lợi của cổ đông..."

Cùng chuyên mục