(Hiếu học) Hướng đi của Công nghệ sinh học Việt Nam trong tương lai: Cơ hội nghề nghiệp cho Cử nhân Công nghệ sinh học & Công nghệ sinh học – Nông nghiệp trước tình hình khan hiếm lương thực trên toàn thế giới…
Công nghệ sinh học là một kỹ thuật sử dụng những sinh vật sống để tạo ra hay sửa đổi các sản phẩm hay để cải tạo cây trồng và vật nuôi, là một trong những lĩnh vực khoa học phát triển nhanh nhất hiện nay.
Công nghệ sinh học nghiên cứu những loài vi sinh vật, thực vật và động vật; khám phá, tìm hiểu, cải thiện và phát triển những sản phẩm hoặc những hoạt động có thể tồn tại độc lập.
– Trong y học, công nghệ này đã được sử dụng để phát triển các vắc-xin và kháng sinh, xét nghiệm các loại bệnh và giúp các cặp vợ chồng có con bằng phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Công nghệ sinh học được sử dụng trong việc tìm cách chữa trị các loại bệnh như An-dai-mơ, ung thư, tiểu đường, béo phì và rối loạn nhịp tim.
– Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học có thể được sử dụng để nhân giống vật nuôi và sản xuất các loại cây trồng có khả năng chống chịu với sâu hại và điều kiện khô hạn. Công nghệ được sử dụng trong nhiều quá trình từ sản xuất pho mát, làm rượu bia và quản lý nước thải, cho tới thiết kế thuốc và liệu pháp gen.
Cử nhân Công nghệ Sinh học mở đường cho những cơ hội nghề nghiệp thú vị trong những lĩnh vực như nghiên cứu y sinh, phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh, ngành công nghiệp công nghệ sinh học, phòng thí nghiệm phân tích sinh học của chính phủ và trong các ngành sinh học sinh sản, công nghệ sinh học cây trồng và nhiều ngành nghề hỗ trợ cho nông nghiệp và thú y.
Cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp Ngành Công nghệ Sinh học:
Cử nhân Công nghệ sinh học có thể tham gia công tác những lĩnh vực như: – Bệnh lý – Tư vấn về di truyền – Làm việc trong lĩnh vực môi trường (Bảo tồn động thực vật có nguy cơ tiệt chủng, chế tạo ra nhiên liệu sinh học, kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải) – Làm việc trong các phòng thí nghiệm khoa học pháp y như trong cơ quan cảnh sát (ví dụ: xác định DNA thông qua dấu vân tay) – Làm việc trong các cơ quan quản lý, kiểm soát dịch bệnh của chính phủ – Tư vấn công nghệ sinh học – Phát triển các sản phẩm cho mục đích thương mại (Rượu, bia, pho mát,bánh…) – Nghiên cứu tế bào gốc, nghiên cứu ung thư, biến đổi gen của thực vật – Sản xuất dược phẩm: Insulin, hormone tăng trưởng, vắc xin – Hỗ trợ thú y và hỗ trợ nông nghiệp…
Công nghệ sinh học Việt Nam và hướng phát triển cho tương lai
Công nghệ sinh học nông nghiệp đã phát triển rất nhanh kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1996. Từ 1996 đến 2010, lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua tổng diện tích trồng trọt, vượt 1 tỉ héc ta. Năm 2010, kỷ niệm 15 năm thương mại hoá công nghệ sinh học nông nghiệp, một con số kỷ lục 15,4 triệu nông dân trồng các vụ mùa áp dụng công nghệ sinh học, 90% nông dân nghèo đã cải thiện thu nhập. Lợi nhuận ròng kinh tế toàn cầu của công nghệ sinh học trong năm 2010 ước tính là 150 tỉ USD, và dự kiến sẽ tăng 10-15% mỗi năm. Những lợi nhuận này tăng lên do sản lượng tăng và chi phí sản xuất giảm.
An ninh lương thực là thử thách, khó khăn lớn nhất. Dân số thế giới sẽ lên tới 9 tỉ người vào 2050, phải tăng sản lượng lương thực gấp đôi. Trong khi hơn 50% tập trung ở đô thị, liệu nguồn lương thực hữu hiệu sẳn có, người dân có mua được không? Chất lượng có an toàn? Phải làm gì để cân đối nhu cầu của mọi người? Một lần nữa, Công nghệ sinh học nói chung và Công nghệ sinh học – Nông nghiệp sẽ giúp cho sản lượng tăng, bảo đảm cho nhu cầu tiêu dùng.
Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)
* Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh:
– Chương trình liên kết đào tạo với Đại Học Newcastle – Úc: Cử nhân Công Nghệ Thông Tin – Bachelor of Information Technology; Cử nhân Công Nghệ Sinh Học – Bachelor of Biotechnology; Cử nhân Khoa Học và Quản Lý Môi Trường – Bachelor of Environmental Science and Management; Cử nhân thương mại; Cử nhân kinh doanh.
– Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Van Hall Larenstein – Hà Lan: Cử nhân quản lý và kinh doanh nông nghiệp, Chuyên ngành: Thương mại và Kinh doanh nông nghiệp quốc tế; Cử nhân quản lý và kinh doanh nông nghiệp, Chuyên ngành: Công nghệ sản xuất rau hoa quả & Tiếp thị quốc tế.