Năm 2010 là năm bùng nổ của cộng nghệ 3D với tốc độ phát triển như vũ bảo của công nghệ, tính năng và các ứng dụng đi kèm. Các nhà sản xuất TV, phim truyện và truyền hình rất mong chờ vào sự phát triển của nội dung giải trí 3D. Bên cạnh đó, dịch vụ phần mềm nội địa cũng tăng trưởng mạnh
Hướng tới tiềm năng công nghệ số
Theo đại diện Ban tổ chức, năm nay là năm đầu tiên triển lãm đưa vào thử nghiệm gian hàng trực tuyến. Đây là nơi các gian hàng có khả năng tồn tại như một website độc lập, các đơn vị có thể nhanh chóng tạo dựng gian hàng với tất cả các yếu tổ cơ bản đã được lập trình sẵn.
Đại diện hãng Canon dịp này cũng tung ra những dòng sản phẩm mới công nghệ cao bao gồm 8 máy ảnh PowerShot, IXUS “TỰ ĐỘNG – THÔNG MINH” với các tính năng vượt trội như “Hiệu ứng thu nhỏ” và “Hiệu ứng thấy kính”, máy ảnh kỹ thuật số bán chuyên ống kính rời DSLR, 8 máy quay tự động và 1 ống kính EF70-200mm f/2.8L IS USM dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Đến với triển lãm năm nay, hãng Samsung cũng giới thiệu TV LED 3D, điện thoại di động và nhóm hàng IT gồm máy tính xách tay, màn hình máy tính LED, máy in, ổ cứng gắn trong và di động. Đáng chú ý là chương trình Happy Sales, giảm giá từ 15% đến 50% cho một số mặt hàng Samsung như: máy tính xách tay, máy in laser, ổ cứng…
Ngoài Canon, Sony và Samsung, Nikon cũng mang đến những sản phẩm công nghệ hiện đại, mang đến cho người tham quan nhiều cơ hội thú vị với hàng loạt sản phẩm tiện dụng đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công nghệ hình ảnh tiên tiến bậc nhất.
Bkis mang đến triển lãm lần này phần mềm Bkav 2010 sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Tại gian hàng của Bkav, 200.000 bản quyền phần mềm Bkav 2010 được phát miễn phí cho khách tham quan.
Còn công nghệ truyền hình số tại Việt Nam VTC đã giới thiệu các lĩnh vực hội tụ công nghệ đỉnh cao mới nhất trên thế giới. VTC thiết kế mô phỏng không gian của một “Ngôi nhà số”- Digital Home. Chỉ với 1 đường cáp vào nhà – 1 hoá đơn chi trả, khách hàng có thể sử dụng cả 3 dịch vụ Truyền hình – Viễn thông – Công nghệ thông tin.
Đây là một sự kiện thường niên được trông đợi nhất trong năm của ngành CNTT Việt Nam, với 400 gian hàng tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam và quốc tế. Triển lãm thu hút 500 gian hàng đến từ 400 tập đoàn công nghệ trong nước và thế giới tham dự như Canon, HP, Samsung, Panasonic, Nikon, MSI, Toshiba, Sony, FPT, CMC, VTC… Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 18-7, ước tính sẽ thu hút 250.000 lượt khách tham quan.
Dịch vụ phần mềm nội địa tăng trưởng mạnh
Theo báo cáo về toàn cảnh doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ và sản phẩn phần mềm taị TPHCM do Hội Tin học TPHCM (HCA) thực hiện thì trong 3 năm trở lại đây ngành gia công phần mềm và sản xuất phần mềm đã chững lại, tốc độ tăng trưởng khoảng 25% so với con số tăng trưởng ở mức trên 30% đến 40% những năm trước đó.
Nguyên do là do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế vừa qua khiến các đơn hàng gia công (outsourcing) giảm đi nhanh chóng, đặc biệt là các đơn đặt hàng từ thị trường Nhật Bản và thị trường châu Mỹ.
Chính vì vậy, trong 3 năm qua các doanh nghiệp đã chuyển hướng, từ gia công và xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài thì nay quay về tìm hiểu thị trường và nhu cầu sử dụng phần mềm và dịch vụ phần mềm của các công ty trong nước.
Kết quả năm 2009 cho thấy doanh thu dịch vụ phần mềm đạt khoảng 600 triệu đô la Mỹ, trong đó 255 triệu đô la từ phần mềm dịch vụ nội địa và 130 triệu đô la là từ xuất khẩu phần mềm. Số còn lại là từ các nội dung số, đào tạo, tích hợp hệ thống và dịch vụ giá trị gia tăng.
Năm 2009, trong năm doanh nghiệp hàng đầu trong dịch vụ phần mền thì có 3 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở thị trường nội địa là CSC, TMA, FPT và có doanh thu tăng trưởng tại thị trường nội địa là 47% so với năm 2008.
Trong khi đó, lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm năm 2009 chỉ tăng 13% doanh thu.
Tuy nhiên, thị trường dịch vụ phần mềm nội địa lại phát triển mạnh trở lại trong năm nay khi doanh thu từ thị trường này chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hàng ngàn doanh nghiệp dịch vụ phần mềm có thể sống tốt trên thị trường này. Và thực sự đã có nhiều hợp đồng lớn đang triển khai.
Những mảng dịch vụ phần mềm đang phát triển mạnh tại thị trường nội địa phải kể đến triển khai giải pháp Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), với doanh thu ước đạt 900 tỉ đồng trong năm 2010, so với con số gần 750 tỉ đồng trong năm 2009. Bên cạnh đó, các mảng phần mềm dịch vụ như phần mềm kế toán, phần mềm thư viện, cổng thông tin đang tăng trưởng nhanh.
Các doanh nghiệp đang chuyển dần năng lực gia công vào thị trường nội địa, thúc đẩy thị trường phát triển. Bên cạnh đó, tại thị trường nội địa đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước và công ty phần mềm dịch vụ nước ngoài.
Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com).