(hieuhoc_hieuhoc.com). Ý định chế tạo giấy từ bèo tây đeo đuổi cho đến khi là sinh viên Bộ môn Giấy và Bột giấy, khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm. Đến nay, công nghệ chế tạo giấy từ thân lục bình (bèo tây) đang được Chợ Công nghệ và Thiết bị TP.HCM Tech Mart giới thiệu chuyển giao
Cây bèo tây (lục bình) lâu nay vốn chỉ được dùng làm thức ăn nuôi lợn hoặc đan lát, chế tạo các đồ thủ công trong gia đình… Nhưng bạn trẻ Bùi Thị Kim Hoàng (Bộ môn Giấy và Bột giấy, khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) đã vừa tìm cho loại cây dân dã này một chức năng mới, đó là lấy thân cây làm nguyên liệu sản xuất giấy bao bì, không gây ô nhiễm môi trường. (Kim Hoàng và sản phẩm lục bình đã ép ra giấy của mình – hình).
Tìm đầu ra cho loài cây sông nước
Cây bèo tây (lục bình), cónguồn gốc từ Nam Mỹ (Venezuala) và đã lan rộng ra hơn 50 nước trên thế giới. Ở Việt Nam bèo tây có nhiều ở các vùng sông nước Nam Bộ. Lâu nay tính năng chủ yếu của bèo tây là góp phần làm sạch nguồn nước, phân giải các chất độc hại…
Ở vùng sông nước Tiền Giang, lục bình chỗ nào cũng có nhưng công dụng của chúng chưa được tận dụng hết, chủ yếu chỉ dùng làm nguyên liệu sản xuất nấm rơm và cho gia súc ăn… Trong tâm trí cô học trò nhỏ luôn mong tìm đầu ra cho loài cây có quá nhiều ở vùng sông nước miền Tây này.
Ý định đó đeo đuổi Hoàng cho đến khi là sinh viên Bộ môn Giấy và Bột giấy, khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Biết được ngành giấy trong nước đang đứng trước tình trạng thiếu hụt về nguyên liệu và luôn phải nhập khẩu bột giấy, giấy dó với số lượng lớn, Kim Hoàng đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu lấy thân lục bình làm giấy thay vì chỉ lấy gỗ như lâu nay.
Phân tích trong phòng thí nghiệm, Hoàng nhận thấy loài cây này chứa hàm lượng xenlulô là chủ yếu. Ngoài ra, chiều dài, đường kính và độ mảnh của xơ của loại cây trên sông nước này phù hợp với việc tạo ra giấy.
Độ bền cao, không gây ô nhiễm môi trường
Để thực hiện thành công quy trình nấu bột giấy, Hoàng đã phải luộc… bèo không biết bao nhiêu lần. Có những lúc bản thân cô đã nghĩ là mình thất bại vì luộc bèo xong, không thấy giấy đâu mà chỉ thấy giống thức ăn cho… lợn.
Sau hơn một năm trời mày mòviệc nấu bèo, Kim Hoàng đã thu được những xơ sợi cần thiết. Cây lục bình được cắt thành từng khúc với chiều dài khoảng 10 – 15cm, sau đó được xử lý ở độ khô phù hợp rồi đưa vào nồi nấu cùng với một số loại hóa chấtt.
Quá trình nấu thực hiện trong nồi nấu bột giấy có dạng hình trụ, được cài đặt nhiệt độ thích hợp. Sau quá trình nấu, sản phẩm thu được là những xơ sợi xenlulô – thành phần chính làm giấy. Tiếp đó là công đoạn tẩy trắng, nghiền thành bột mịn.
Cuối cùng là dùng máy ép dung dịch bột theo định lượng 85g/m2 làm giấy thành phẩm. Sau khi ép, giấy còn ướt nên cần tiến hành sấy khô nhiều lần ở các nhiệt độ khác nhau. Lúc này, những tờ giấy hình tròn mỏng dính đã thành hình.
Khi có những sản phẩm giấyđầu tiên từ việc nấu bèo, Hoàng đem đi thửđộ bền kéo, độ bền xé, độ chịu bục, độ thấm nước và so sánh các tính chất này với các loại giấy khác để xem các tính chất của chúng. Kết quả, giấy từ lục bình đáp ứng tốt các tiêu chuẩn sử dụng cho giấy bao gói và giấy bao xi măng. Đặc biệt là độ bền kéo, độ bền xé và độ chịu bục của loại giấy này cao gấp 2 lần so với tiêu chuẩn quy định cho loại giấy bao bì, giấy bao xi măng.
Ngoài ra, giấy lục bình cóđộ bền cơ lý cao và có tính chống thấm dầu mỡ tốt. Do đó, giấy này rất phù hợpđể làm bao bì, túi xách, bao bì thực phẩm. Do giấy lục bình được chế tạo từ nguyên liệu làthực vật nên sẽ tự hủy trong môi trường tự nhiên, chúng có khả năng thay thế túi nilon đang được khuyến cáo hạn chế sử dụng vì gây hại cho môi trường.
Hiện công nghệ chế tạo giấy từ thân lục bình (bèo tây) của Hoàng đang được Chợ Công nghệ và Thiết bị TP.HCM Tech Mart giới thiệu chuyển giao. Theo tính toán, so với gỗ bạch đàn dùng làm giấy hiện nay, cứ khoảng 5 – 6 năm sẽ khai thác được 120 tấn nguyên liệu/ha. Trong khi đó, nếu dùng bèo tây làm giấy, cũng thời gian như trên sẽ khai thác được khoảng 230 tấn/ha, khối lượng nhiều hơn hẳn nên rất có triển vọng đối với ngành giấy của nước ta.
Theo: Biến bèo tây thành giấy. (Lê Việt Nhân/Beenet).