Tại hội nghị tập huấn thi THPT quốc gia năm 2016, BộGD-ĐT đã công bốmẫu giấy đăng ký dự thi, hướng dẫn cho thí sinh làm hồ sơ và lịch thi THPT quốc gia.
Tại hội nghị, Bộ GD ĐT đã công bố dự thảo về hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, hướng dẫn công tác tổ chức tuyển sinh ĐH, CĐ 2016.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã công bốmẫu giấy đăng ký dự thi, các hướng dẫn cho thí sinh làm hồ sơ và lịch thi chi tiết các môn của kỳ thi THPT quốc gia.
Kỳ thi THPT quốc gia
Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT quyết định các đơn vị tiếp nhận đăng ký dự thi (ĐKDT) đảm bảo thuận tiện cho thí sinh. Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên. Sở GD-ĐT có thể lập thêm các điểm tiếp nhận ĐKDT cho thí sinh tự do. Bộ GD-ĐT bố trí một đơn vị ĐKDT ở phía Nam tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM (chỉ nhận hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do chỉ để xét tuyển ĐH, CĐ). Các đơn vị ĐKDT là trường phổ thông thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh thuộc đơn vị mình và thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do khi được sở GD-ĐT giao nhiệm vụ.
Thời hạn đăng ký dự thi:
Từ ngày 1-4 đến ngày 30-4, các điểm đăng ký dự thi thực hiện: thuhồ sơ đăng ký dự thi gồmhaiPhiếuDKDT,bản photocopy 2 mặt CMND trên một mặt giấy A4, haiảnh 4×6 và một phong bì thư ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trongtúi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ GD-ĐT.
Ngày30-4, thí sinh không được đổicụm thi và các thông tin về môn thi đã đăng ký.
Từ ngày 1-4 đến 30-5, các đơn vị ĐKDT thu Phiếu đăng ký công nhận tốt nghiệp THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo.
Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có CMND. Các sở GD-ĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có CMND trước khi nộp Phiếu ĐKDT.
Những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ theo hình thức trực tuyến phải đăng ký số điện thoại, email khi ĐKDT.
Điều kiện dự thi:
Thí sinh hoàn thành chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi hạnh kiểm xếp loại trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Người học giáo dục thường xuyên thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm không đạt yêu cầu, xếp loại hạnh kiểm kém.
Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT: đã tốt nghiệp THCS. Trường hợp không đủ điều kiện dự thi năm trước do xếp loại học lực kém, phải đăng ký và dự đăng kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc ĐKDT và đạt kết quả đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12 phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
Thí sinh tốt nghiệp trung cấp được dự thi.
Môn thi và hình thức thi
– Tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
– Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn.
5. Lịch thi, thời gian làm bài thi và thời gian làm thủ tục dự thi
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
30/6/2016 |
SÁNG từ 8 giờ |
Thí sinh làm thủ tục dự thi: nhận Thẻ dự thi và đính chính các sai sót (nếu có) |
|||
01/7/2016 |
SÁNG |
Toán |
180 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Ngoại ngữ |
90 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
02/7/2016 |
SÁNG |
Ngữ văn |
180 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Vật lí |
90 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
03/7/2016 |
SÁNG |
Địa lí |
180 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Hóa học |
90 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
04/7/2016 |
SÁNG |
Lịch sử |
180 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Sinh học |
90 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
Theo Bộ GD-ĐT, cụm thi ĐH sẽ có ít nhất 50% cán bộ coi thi của trường chủ trì, 20% cán bộ của trường phối hợp, còn lại là giáo viên của trường THPT.
Cụm thi tốt nghiệp có ít nhất 50% cán bộ coi thi và 50% cán bộ giám sát phòng thi từ các trường ĐH, CĐ.
Về chính sách ưu tiên trong xét tốt nghiệp THPT về cơ bản giữ ổn định như năm 2015 (diện ưutiên và điểm khuyến khích). Điểm mới của năm nay là bổ sung đối tượng “học viên giáo dục thường xuyên tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT” được cộng điểm khuyến khích khi có chứng chỉ nghề.
Tổ chức cụm thi
Cụm thi ĐH: mỗi tỉnh, thành tổ chức ít nhất một cụm thi ĐH tại tỉnh lỵ; tất cả các thí sinh (với mục đích dự thi khác nhau) đều có thể ĐKDT tại cụm thi ĐH. Cụm thi này do trường ĐH chủ trì phối hợp với sở GD-ĐT tổ chức.
Cụm thi tốt nghiệp: căn cứ vào tình hình thực tế UBND cấp tỉnh quyết định tổ chức hay không tổ chức cụm thi tốt nghiệp; tổ chức tại trường liên trường. Cụm thi này dành cho đối tượng thí sinh sử dụng kết quả thi chỉ để công nhận tốt nghiệp THPT; sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với trường ĐH tổ chức.
Các mốc thời gian chính của kỳ thi THPT quốc gia 2016 + Thời gian ĐKDT: từ ngày 1-4 đến 30-4 + Cụm thi hoàn thành việc xếp phòng thi : trước ngày 10-6 + Trả giấy báo dự thi cho thí sinh: trước ngày 15-6 + Hoàn thành chấm thi: trước ngày 20-7 + Hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp: trước ngày 25-7 + In và trả giấy chứng nhận kết quả thi: trước ngày 30-7 + Thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ: từ ngày 1-8 + Kết thúc xét tuyển: ngày 20-10 (ĐH), 15-11 (CĐ). |
Chỉnh sửa sai sót vào ngày 30.6
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, đến thời điểm hiện nay việc điều chỉnh sai sót của thí sinh (TS) tại các điểm thu nhận hồ sơ không thực hiện được nữa. Tuy nhiên, trong ngày làm thủ tục dự thi vào 30.6, với những sai sót thông thường, TS có thể chỉnh sửa tại địa điểm thi. Ngoài ra, các dữ liệu xét tốt nghiệp của TS, các sở vẫn có thể sửa chữa và cập nhật.
Theo: (Giáo Dục/TTO)