Chuyên viên pháp lý: Vị thần bảo hộ cho doanh nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com): Các công ty ngày nay rất quan tâm tuyển chuyên viên pháy lý để yên tâm tập trung vào làm ăn kinh doanh, tránh được chuyện lóng nga lóng ngóng đi kiếm luật sư khi đụng chuyện.

Bởi lẽ đó, các chuyên viên pháp lý luôn được đánh giá là những người có tầm quan trọng nhất nhì trong doanh nghiệp.

Vai trò quan trọng và công việc của chuyên viên pháp lý

Nền kinh tế đang mở cửa giao lưu với quốc tế, cơ chế kinh tế thị trường được khuyến khích và ngày càng phát triển, thị trường nhiều biến động nên hầu hết các chủ danh nghiệp đều muốn có một sự an toàn, ổn định cho việc kinh doanh của mình. Với những chuyên viên pháp lý có khả năng cao, họ hoàn toàn có thể yên tâm khá nhiều để tập trung vào việc kinh doanh. Do đó, vị trí này ngày càng có nhu cầu tuyển dụng cao, có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của công ty, nhiều khi quyết định sự sống còn của công ty.

Khi công ty ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp lý cũng là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu về đối tác đến từng chi tiết cụ thể như thời gian thành lập, quá trình kinh doanh, có vướng víu đến thuế, hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh… của họ xem có hợp pháp không. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì mới “phê duyệt” cho doanh nghiệp được tiến hành hợp tác. Vì vậy, nhiều chủ doanh nghiệp khẳng định: “Những lúc như vậy, chỉ cần một quyết định của chuyên viên pháp lý cũng có thể cứu cho công ty tránh khỏi thua lỗ hàng trăm triệu đồng thậm chí là dính vào sự sai phạm pháp luật.”

“Tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý còn được thể hiện rõ qua sự nhạy bén, nhanh chân trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty, và quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao…” – một nhân viên tư vấn luật chia sẻ.

Chuyên viên pháp lý còn là người tư vấn cho ban giám đốc, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này còn trợ giúp xử lý các vấn đề về tài chính, thu hồi công nợ, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.

Những điều kiện để làm chuyên viên pháp lý

Một cử nhân luật mới tốt nghiệp hoặc đã đi làm được vài năm cũng khó mà làm chuyên viên pháp lý được. Một chuyên viên pháp lý đã qua trải nghiệm, từng va chạm với nhiều tình huống luôn được các nhà tuyển dụng săn đuổi. Ngoài ra, các ứng viên cần phải có chứng chỉ hành nghề luật sư. Một giám đốc doanh nghiệp nói: “Chúng tôi không chỉ cần một người tư vấn luật mà còn cần cả người đủ tư cách đại diện cho mình khi cần thiết”.

Để có thể thành công trong nghề chuyên viên pháp lý, thì bạn không chỉ cần phải nắm chắc như đinh các kiến thức luật mà còn phải luôn cập nhật thông tin, bổ sung thêm kiến thức cho mình. Thanh Hằng, một chuyên viên pháp lý có 4 năm kinh nghiệm nói: “Bạn phải luôn tự nâng cấp mình”. Đó là luôn cập nhật thông tin, văn bản luật trong và ngoài nước. Bạn phải theo sát mọi biến động của thị trường có ảnh hưởng đến công ty nhằm có thể ứng phó kịp thời, và tham vấn cho ban giám đốc. Làm được điều đó, mỗi chuyên viên pháp lý đã thể hiện được bản lĩnh, tác phong chuyên nghiệp và sự năng động của họ.

Ngoài ra, chuyên viên pháp lý còn phải cần đến tính trung thực, khả năng chịu đựng áp lực cao; tinh thần đồng đội, sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn trọng và khả năng bảo mật các thông tin…

Nguyễn Trọng

(Chú ý: Hãy ghi rõ nguồn: “Nguyễn Trọng – Theo hieuhoc_hieuhoc.com” khi xuất bản lại nội dung bài viết này)

Bài liên quan

Luật sư trẻ thời hiện đại � không hề khô cứng

(hieuhoc_hieuhoc.com):  Nghề luật sư ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, không chỉ là những hình ảnh khuôn thước xưa cũ mà ta vẫn lầm tưởng mà đã mang nhiều yếu tố hiện đại và phóng khoáng, không thua kém bất cứ ngành nghề “hot” nào đang có mặt hiện nay.

Nghề luật - Và đạo đức nghề nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bạn có biết người thuyền trưởng của con tàu cách mạng chủ nghĩa xã hội Xô Viết Lênin, chủ tịch Cuba Phiden Caxtro, Putin – cựu Tổng thống và đương kim Thủ tướng Liên bang Nga, Tony Blair (nguyên Thủ tướng Anh), Bill Clinton (nguyên Tổng thống Mĩ) và nhiều vị lãnh đạo của Việt Nam đều đã từng học luật và tham gia trong ngành luật?

Cùng chuyên mục