Chuyên ngành Ngoại Thương – Kinh doanh Quốc tế.

(Hiếu học). Chuyên ngành Ngoại thương và chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế đào tạo nên những doanh nhân, những nhà quản lý có đầy đủ năng lực, trình độ để làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường cạnh tranh toàn cầu, liên quan đến việc kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chuyên ngành Ngoại Thương:

Đào tạo Cử nhân kinh tế thông thạo ngoại ngữ, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao. Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh quốc tế và chính sách ngoại thương. Có sự am hiểu nhất định về pháp luật và thông lệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nghiên cứu thị trường nước ngoài, đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài, triển khai và hoàn tất các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, hãng tàu, công ty bảo hiểm, công ty giao nhận, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh, các khu chế xuất, các khu công nghệ cao… cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quan hệ đối ngoại.

– Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh chung khối A, điểm chuẩn 19,5.

– ĐH Tài chính – Marketing: tuyển sinh khối A và D1, điểm chuẩn (2009) hệ ĐH là 15, hệ CĐ là 10 điểm.

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế:

Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức, kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có khả năng đàm phán và giao tiếp với nhiều đối tượng (nhiều nền văn hoá khác nhau), có khả năng phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường và tìm cách duy trì sự hiện diện của doanh nghiệp trên các thị trường chủ yếu, có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh, quản lý tác nghiệp, có khả năng thực hành kỹ năng kinh doanh, kỹ năng làm việc theo nhóm, thực hành giao tiếp quốc tế.

Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm:Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị Marketing, Quản trị tài chính, Quản trị tác nghiệp, Quản trị chiến lược, Thương mại điện tử, Thanh toán quốc tế…

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong tất cả các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tập đoàn với môi trường kinh doanh toàn cầu có nền văn hoá khác nhau, các viện nghiên cứu hoặc tự khởi sự kinh doanh…

Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế hệ Đại học và Cao đẳng với các khối A, D1,2,3,4,6. (Ở cả hai cơ sở phía Bắc và phía Nam).

Ngoài ra, trường cũng thông báo tuyển sinh hệ đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học năm 2010 (học tại Cơ sở Hà Nội) Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế: với 100 chỉ tiêu Chính quy và 50 chỉ tiêu vừa học vừa làm

Đối với hệ đào tạo chính quy:

– Những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Ngoại thương.

– Những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy ngành Quản trị kinh doanh, Hải quan, Kinh tế đối ngoại từ loại Khá trở lên của các trường đại học, cao đẳng khác.

– Những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy các ngành khác nhưng cùng khối ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Kinh tế, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lý…), đạt loại từ Khá trở lên.

Đích đến của thành tựu chính là điều bạn đang và sẽ tiếp tục nổ lực để đạt được, là điều bạn thường mơ ước và đã hết sức cố gắng, kiên trì để có! Do đó, không nên quá đắn đo chuyện bằng cấp trường nào giá trị hơn. Hiện nay các trường đều đào tạo theo chương trình khung của bộ, bằng cấp Quốc gia theo mẫu chung thống nhất cả nước và có giá trị ngang nhau. Vì vậy, điều quan trọng quyết định cho các cơ hội việc làm chính là kỹ năng và kiến thức sau khi tốt nghiệp.

Chúc bạn thành công.

Kinh quốc/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Tiềm năng ngành nghề có đủ cho mọi bậc học.

(Hiếu học). Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên thí sinh nên chọn ngành học được đào tạo rộng để có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thực tế thị trường lao động đang góp phần tạo nên một xu hướng chọn ngành cho thí sinh trong suốt những năm gần đây.

Tư vấn tuyển sinh: Muốn được học liên thông.

(Hiếu học). Vì hoàn cảnh nên chưa thể vào ĐH, nay muốn học liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ lên Đại học thì nhất thiết bạn phải đăng ký vào những ngành, những trường có liên thông. (Hiện có khoảng 100 trường ĐH, CĐ có các chương trình đào tạo liên thông từ TCCN, CĐ lên ĐH).  

Chọn trường đăng ký dự thi: Nên chọn ngành nghề phù hợp.

(Hiếu học). Lượng định sức học của mình để chọn trường đăng ký dự thi tức là chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai. Các tiêu chí như: Nhu cầu xã hội đối với ngành nghề, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sức khỏe, khả năng, sở thích đều cần phải được xem xét, đánh giá đúng mức cho phù hợp.

Quản trị kinh doanh - Nghề lãnh đạo doanh nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc): Bạn đã từng nghe nói đến những nghề rất "hot" như CEO, CFO, CMO, CCO...bao giờ chưa? Đó là những vị trí đáng mơ ước của bất kì ai làm việc trong lĩnh vực kinh tế. Để có được "vị trí quyền lực" đó, họ, những "ông chủ" tài năng không chỉ rèn luyện những kỹ năng chuyên ngành mà còn bắt buột phải trang bị đầy đủ kiến thức ngành Quản trị kinh doanh (QTKD).

Xác định tính cách để chọn ngành học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Một tư duy khá phổ biến là các bạn trẻ chúng ta thường say sưa với những sở thích cảm tính và hăm hở chạy theo những ngành nghề được đánh giá là sang, là “hot” mà ít khi chiêm nghiệm thấu đáo xem thật sự những ngành học đó có phù hợp với tính cách của mình hay không.

Cùng chuyên mục