Chọn đúng ngành học cho nguyện vọng 2

(hieuhoc_hieuhoc.com). Sau bài “Làm thế nào để nắm chắc cơ hội nguyện vọng 2”, nhiều bạn đã gởi thắc mắc hỏi về cơ hội xét tuyển nguyện vọng 2 với sự phân vân:“Chọn ngành học nào cho phù hợp với khả năng và sở thích của mình?”

Để chọn đúng ngành học khi nộp hồ sơ xét tuyển cho các nguyện vọng, thí sinh nên tìm hiểu thông tin về các trường còn chỉ tiêu (nhiều hay ít) và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển NV2 đối với kết quả thi của mình cho tương xứng. (Thí sinh tìm hiểu thông tin Tuyển sinh 2010 – Ảnh: D.T)

Ngoài ra, các bạn cũng nên dựa vào kỹ năng và sở thích để chọn được ngành học phù hợp với tính cách của mình, đây là điều quan trọng đưa đến quyết định cuối cùng.

Chuyên ngành Ngoại Thương - Kinh doanh Quốc tế.

Chuyên ngành Ngoại thương và chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế đào tạo nên những doanh nhân, những nhà quản lý có đầy đủ năng lực, trình độ để làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường cạnh tranh toàn cầu, liên quan đến việc kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chọn học ngành Kế toán

Chuyên ngành Kế toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Nghề kế toán hoàn toàn không bão hoà. Kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán.

Ngành Giáo dục - Sư phạm kỹ thuật

Hàng năm số thí sinh đăng ký dự thi vào ngành Sư phạm – Giáo dục khoảng hơn 20.000 hồ sơ. Khối Sư phạm gồm các môn: Toán, lý, hóa, sinh, ngữ văn, tin học… và khối Khoa học Giáo dục gồm: Giáo dục học, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tâm lý… Nội dung chương trình đào tạo ngành Khoa học giáo dục nhằm trang bị cho sinh viên không chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản về ngành mà còn có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành.

Học ngành Quản trị Kinh doanh & Marketing.

Những năm gần đây, nhóm ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh trở thành nhóm ngành hấp dẫn đối với thí sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo số lượng thí sinh ĐKDT trong nhóm ngành Kinh tế, thì chuyên ngành Quản trị Kinh doanh – Marketing luôn đứng đầu về số lượng.

Nhóm ngành Báo chí - Truyền thông - Luật.

Nhóm ngành báo chí – truyền thông trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ nhưng để theo ngành học này thì không hề đơn giản. Ngoài sức học, nghề báo rất khắc nghiệt, đòi hỏi sức chịu đựng cao vì phải chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó, nghề báo cũng đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng. Riêng ngành Luật, nhu cầu ngành Luật hiện nay cũng là rất lớn…

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán.

Qua khảo sát của các trường, nhất là qua các hội nghị tổ chức cấp quốc gia và khu vực trong một vài năm gần đây, lĩnh vực Kinh tế: Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán luôn được xem là lĩnh vực đang và sẽ tiếp tục có nhu cầu cao về nhân lực.

Nhóm ngành Khoa Học - Kỹ ThuậtCông nghệ (Hóa, Thực phẩm,Sinh học).

Tiềm năng các ngành thuộc nhóm khoa học, kỹ thuật, Nông lâm, cơ khí… đang được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của các ngành đó đối với sự phát triển của đất nước. Ngoài ra, nhóm ngành này còn là nhóm ngành có đủ các bậc học cho mọi đối tượng.

Học ngành Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin có nhiều chuyên ngành như khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin… CNTT có hai phần cốt lõi là phần cứng và phần mềm, trong đó phần mềm mới thật sự là bản chất của CNTT. Muốn trở thành chuyên gia CNTT cần phải giỏi môn toán, tiếng Anh và có khả năng làm việc nhóm

Y tá, trung cấp Dược và Điều dưỡng đa khoa.

Hiện cả nước có 15 ĐH, học viện đào tạo các ngành nghề y – dược, 5 ĐH có khoa y- dược, điều dưỡng, 30 CĐ y- dược, gần 50 trường trung học và cơ sở dạy nghề y tế. Vùng đồng bằng sông Hồng có 17 trường, Bắc Trung bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi vùng có 5 trường (một ĐH và bốn trường CĐ). Nhiều trường ĐH xét tuyển hệ CĐ, trung cấp qua NV2.

Học theo hình thức vừa làm vừa học.

Để được theo học hệ vừa học vừa làm, không bắt buộc bạn phải là người đang đi làm. Thời khóa biểu cụ thể của từng trường sẽ do chính các trường quyết định và bạn chỉ cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký dự tuyển để chọn trường và ngành phù hợp.

Học liên thông:

Học gì cũng là học nghề, nhưng có nhiều nghề không cần phải học lâu. Chọn nghề học làm sao để nhanh nhất, ít tốn kém nhất mà vẫn ra nghề mình yêu thích. Vì thế không nên coi nặng việc phải học ĐH. Hiện tại, việc chọn học nghề tại các trường CĐ nghề, TC nghề là hướng đi đúng đắn với những bạn không có khả năng vào được ĐH do hoàn cảnh. Trong thời gian tới, việc học nghề được liên thông lên ĐH sẽ tạo thêm cơ hội cho người học được học ở trình độ cao hơn.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đối với những thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ: Nếu không trúng tuyển nguyện vọng (NV)1 nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn ĐH thì được tham gia xét tuyển đợt 2,3 (NV2,3) vào các trường ĐH, CĐ cùng khối thi, trong vùng tuyển; Nếu kết quả thi thấp hơn điểm sàn ĐH nhưng bằng hoặc cao hơn điểm sàn CĐ thì được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ cùng khối thi, trong vùng tuyển: Thời hạn đăng ký xét tuyển NV2 diễn ra từ 25/8 đến10/9.

Hiếu Học sẽ tiếp tục sớm cập nhật thông tin ngay khi có thông báo điểm chuẩn và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2, 3 của các trường. Mời các bạn nhớ đón xem.

Chúc các bạn chọn đúng ngành học phù hợp với nguyện vọng của mình và đạt được kết quả tốt nhất.

Nghi Quân (hieuhoc_hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục