Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến 2011 của 23 trường

(Hiếu học) 23 trường Đại học đã có chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho năm học 2011-2012 gởi về Bộ GD&ĐT. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo của các trường này dự kiến như sau:

Dự kiến chỉ tiêu tuyển mới năm 2011 sẽ theo từng nhóm ngành và phương thức đào tạo. Định hướng chỉ tiêu chính quy tăng không quá 6% – 7%; chỉ tiêu vừa làm vừa học, liên thông, bằng hai bằng khoảng 70% số chỉ tiêu chính quy (Hình moet.gov.vn)

* ĐH Quốc gia Hà Nội: Dự kiến tuyển 5.500 chỉ tiêu ĐH hệ chính quy (tương đương năm 2010), cụ thể: ĐH KHTN dự kiến tuyển 1.310; ĐH KHXH&NV tuyển 1.400; ĐH Công nghệ: 560; ĐH Ngoại ngữ: 1.200; ĐH Kinh tế: 430; ĐH Giáo dục: 300; khoa Luật: 300.

* ĐH Bách khoa Hà Nội: Dự kiến tuyển 4.800 – 5.000 chỉ tiêu bậc ĐH và 800 chỉ tiêu bậc CĐ, cụ thể từng nhóm ngành: Cơ khí; Công nghệ nhiệt – lạnh: 1.150. Điện; Điện tử viễn thông; Toán ứng dụng: 2.000. Công nghệ hóa học; Công nghệ môi trường; Công nghệ sinh học: 800. Công nghệ dệt may và thời trang; Khoa học và công nghệ vật liệu; Sư phạm kỹ thuật: 350. Vật lý kỹ thuật và Kỹ thuật hạt nhân: 140. Kinh tế và quản lý: 200. Tiếng Anh: 160.

* ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến tuyển 2.500 chỉ tiêu, tăng hơn năm trước. Tuyển 60 thí sinh hệ CĐ đào tạo nhân viên thiết bị trường học. Điểm chuẩn thấp nhất vào trường năm 2010 là 15,0 điểm và chuẩn cao nhất là 21,5 điểm.

* ĐH Y Hà Nội dự kiến 1.000 chỉ tiêu. Các ngành tuyển sát điểm sàn: Y tế công cộng, điều dưỡng, bác sĩ y tế học dự phòng. Các ngành điểm cao nhất: Bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt. Riêng hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội và theo địa chỉ dự kiến tuyển 200-300 chỉ tiêu (năm 2010 là 150 chỉ tiêu)

* Học viện Tài chính dự kiến năm 2011 tăng 6-7% chỉ tiêu, tuyển khoảng 3.800 chỉ tiêu hệ chính quy. Điểm chuẩn năm 2010 là 21,0 – 28,0 điểm (tiếng Anh nhân hệ số 2). Các ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất: Quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin; điểm cao nhất là: Kế toán, tài chính nhân hàng.

* ĐH Thương mại dự kiến tuyển 3.950 sinh viên. Các ngành tuyển sát điểm sàn: Quản trị các tổ chức dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, quản trị thương hiệu, quản trị nguồn nhân lực; quản trị kinh doanh tổng hợp; ngành lấy điểm chuẩn cao nhất: Kinh tế thương mại, tài chính ngân hàng, thương mại.

* ĐH Kinh tế Quốc dân: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến là 4.000, bao gồm cả chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ của các tỉnh. Chỉ tiêu một số ngành: Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 50; Thống kê kinh tế xã hội: 50; Hệ thống thông tin kinh tế: 100; ngành Luật: 100; Khoa học máy tính: 50. Các ngành còn lại điểm xét theo điểm sàn vào trường và theo từng khối thi (chỉ tiêu tương đương năm 2010)

* Trường ĐH Mỏ – Địa chất: Dự kiến chỉ tiêu bậc ĐH là 3.165, CĐ dự kiến tăng khoảng 10% với gần 500 chỉ tiêu.

* Học viện Bưu chính – Viễn thông: Dự kiến tuyển 2.650 cho cả ĐH và CĐ. Cơ sở đào tạo phía Bắc, các ngành đào tạo ĐH: 1.350, các ngành đào tạo CĐ: 500. Cơ sở phía Nam, các ngành đào tạo ĐH: 650, các ngành đào tạo CĐ: 150. Trường vẫn sẽ có các chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội.

* ĐH Hà Nội: dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu ĐH chính quy, tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2010.

* ĐH Hàng hải: Dự kiến tuyển 3.100 chỉ tiêu, tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2010. Trường mở thêm ngành mới: Toàn cầu hóa và thương mại vận tải biển, đào tạo theo chương trình tiên tiến với 50 chỉ tiêu.

* ĐH Thủy lợi: Dự kiến tuyển 2.900 chỉ tiêu, trong đó ĐH: 2.600, CĐ: 300.

* ĐH Ngoại thương: Dự kiến tuyển 3.000 chỉ tiêu hệ ĐH chính quy; 300 chỉ tiêu theo nhu cầu xã hội; 300 chỉ tiêu hệ CĐ. Trường dự kiến năm 2011 đề xuất đào tạo vài trăm chỉ tiêu theo địa chỉ của các doanh nghiệp và các địa phương.

* ĐH Giao thông vận tải HN: Dự kiến tuyển tăng 5% chỉ tiêu, sẽ tuyển 4.800 chỉ tiêu ĐH hệ chính quy và khoảng hơn 4.500 chỉ tiêu các hệ khác.

* ĐH Kinh tế TP.HCM: Dự kiến tuyển 4.500 chỉ tiêu, tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2010.

* ĐH Luật TP.HCM: Dự kiến tuyển 1.870 chỉ tiêu, trong đó có 1.670 chỉ tiêu ngành Luật và 200 chỉ tiêu ngành Quản trị – Luật.

* ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM): Dự kiến tuyển 2.750 chỉ tiêu hệ ĐH, có thể tuyển thêm khối B cho ngành Khoa học vật liệu.

* ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Dự kiến tuyển 2.650 chỉ tiêu, trong đó 2.250 chỉ tiêu hệ ĐH và 400 chỉ tiêu hệ CĐ.

* ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Dự kiến tuyển 3.850 chỉ tiêu hệ ĐH và 300 chỉ tiêu hệ CĐ.

* ĐH Cần Thơ: Dự kiến tuyển 6.500 chỉ tiêu chính quy bậc ĐH, trong đó 500 chỉ tiêu đào tạo tại tỉnh Hậu Giang.

* ĐH Đà Nẵng: Tuyển 11.150 chỉ tiêu, trong đó 9.050 bậc ĐH và 2.100 bậc CĐ. Cụ thể: ĐH Bách khoa: 3.260; ĐH Kinh tế: 2.250; ĐH Ngoại ngữ: 1.430; ĐH Sư phạm: 1.600; Phân hiệu tại Kon Tum: 510; CĐ Công nghệ: 1.500; CĐ Công nghệ thông tin: 600.

* ĐH An Giang: Dự kiến tuyển 2.690 chỉ tiêu bậc ĐH, 690 chỉ tiêu hệ CĐ và 690 chỉ tiêu hệ TCCN. Các ngành của Trường ĐH Sư phạm tuyển thí sinh các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh thuộc TP Cần Thơ. Các ngành ĐH ngoài sư phạm, tuyển thí sinh hộ khẩu ĐBSCL.

* ĐH Đồng Tháp: Tuyển sinh trong cả nước, dự kiến 3.000 chỉ tiêu hệ ĐH, 1.200 chỉ tiêu hệ CĐ và 600 chỉ tiêu hệ TCCN.

ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM): Sáng ngày 21/10/2010, trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM đã tổ chức hội thảo “Trường Đại học Bách khoa – 30 năm đào tạo sau Đại học” nhằm tổng kết quá trình đào tạo của trường sau 30 năm và định hướng cho đào tạo cho những năm tiếp theo. Trường cũng thông báo tuyển sinh sau ĐH năm 2011 với 83 chuyên ngành. Theo đó, nhà trường sẽ tuyển 42 chuyên ngành thạc sĩ và 41 chuyên ngành tiến sĩ. Ngoài ra, trường còn tuyển sinh chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ lĩnh vực vật liệu và cấu trúc phân tử nano giữa ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH California (Mỹ). Dự kiến, đợt thi tuyển thạc sĩ sẽ diễn ra vào tháng 5.2011, bậc tiến sĩ sẽ tuyển sinh qua hình thức xét tuyển hồ sơ nghiên cứu. (www.hcmut.edu)

Hiếu học sẽ tiếp tục cập nhật thông tin chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) của các trường còn lại, mời các bạn đón xem.

”=>Chỉ

Ngọc Anh (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Đề án cho bậc Đại học và THPT chuyên

(Hiếu học) Bộ GD-ĐT tiếp tục đưa ra đề án cho bậc ĐH trong tuyển sinh, đào tạo và đề án trường chuyên cho bậc phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội.   

Chương trình đại học tiên tiến

Sau bốn năm thực hiện đề án “Đào tạo theo Chương trình tiên tiến của VN giai đoạn 2010-2015”, đến thời điểm này cả nước đã có 23 trường ĐH hợp tác với 22 trường ĐH trên thế giới để triển khai thực hiện 35 Chương trình tiên tiến.

Ngành Việt Nam học là gì?

Ngành Việt Nam học - một ngành học để thế giới biết đến Việt Nam. Chuyên trang Giáo dục - Du học và Hướng nghiệp đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, về ngành Việt Nam học.  

Ngành khoa học môi trường

(Hiếu học) Ngành khoa học môi trường ngày càng đa dạng và ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Sau những chuyên ngành truyền thống như Y, Luật, Kinh tế..., ngành môi trường đang dần trở thành ngành "hot" của nhiều sinh viên.  

Quản trị kinh doanh cần có năng lực gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng, marketing, quản trị truyền thông… 

Cùng chuyên mục