Nhiều nhà chuyên môn đã thốt lên như thế trong hội thảo khoa học toàn quốcmang tênBồi dưỡng và phát triển tài năng cho sinh viên mỹ thuật trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Hội thảo do Trường ĐH Nghệ thuật Huế tổ chức tại Huế ngày 27-12, với sự tham gia của đại diện nhiềutrường nghệ thuật trong cả nước.Nhiều vấn đề tồn tại trong công tác đào tạo tại các trường nghệ thuật được các nhà chuyên môn nêu ra.
Hầu hết đại diện các trường đều “than” việc càng ngày càng thiếu vắng sinh viên nghệ thuật. Có nhiều ngành của nhiều trường trong mấy năm liền không tuyển được sinh viên nào, hoặc chỉ tuyển được từ 1 đến2 sinh viên.
Những ngành học phục vụ nhu cầu trực tiếp của xã hội như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, nội thất… thì sinh viên đăng ký nhiều. Còn những ngành làm nghệ sĩ sáng tác như hội họa, điêu khắc, đồ họa rất vắng thí sinh. Đến nỗi, nhiều nhà chuyên môn thốt lên trong hội thảo rằng: “Chẳng lẽ bây giờ người ta không muốn học mỹ thuật nữa hay sao?”…
Đã vậy, theo Th.S.Chu Anh Phương, trường ĐH Mỹ thuật VN, chất lượng đầu vào của sinh viên mỹ thuật hiện tại rất yếu nên việc đào tạo của các trường cũng rất vất vả, đầy thử thách và gian nan. Hay như nhận xét của họa sĩ Vĩnh Phối, rằng: “Ngày xưa có năng khiếu mới vào học được ở trường mỹ thuật, bây giờ không có năng khiếu gì vẫn vào học được!”
Về chương trình đào tạo, nhiều người cho rằng đã đến lúc cần thay đổi. Theo GS.TS Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN, chương trình đào tạo mỹ thuật từ xưa đến nay không thay đổi, khô cứng, không có điều kiện để phát huy tài năng, năng lực sáng tạo của sinh viên, trong khi các giải pháp nêu ra chỉ giải quyết phần ngọn chứ không phải là phần gốc.
Tại hội thảo, Th.SNguyễn Thế Sơn, Trường ĐH Mỹ thuật VN nêu quan niệm: “Môi trường thực hành nghệ thuật trên thế giới giờ đây đã khác xa những kinh nghiệm xưa cũ của chúng ta bị ảnh hưởng suốt từ thời cơ chế tập trung bao cấp… Chính vì thế, chỉ có nỗ lực tập trung thay đổi từ gốc, đó là tư duy giáo dục khai phóng mới có thể giúp sinh viên dần hội nhập vào các cơ chế thực hành nghệ thuật chuyên nghiệp trong khu vực và môi trường quốc tế!”.
TS Phan Thanh Bình, hiệu trưởng Trường ĐH Nghệ thuật Huế, nêu quan điểm mà ông “đoán chắc” là “sẽ có nhiều tranh cãi, nhưng cần thiết phải thực hiện”. Đó là, các ngành gồm hội họa, điêu khắc, đồ họa tạo hình, trước tiên là đào tạo bồi dưỡng tài năng, sau đó mới hướng đến phát triển nguồn nhân lực. Với các ngành nghiên về ứng dụng như thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, sư phạm mỹ thuật, nghệ thuật đa phương tiện thì trước tiên là đào tạo nguồn nhân lực, sau đó mới hướng đến phát triển tài năng. |
Theo: Thái Lộc (TTO)