Cẩm nang làm bài thi khoa học tự nhiên

Tổ hợp bài thi khoa học tự nhiên gồm các môn thi vật lý, sinh học và hóa học. Dựa theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, các giáo viên tại TP HCM có một số lưu ý học sinh cách làm bài và ôn tập.

Học sinh tại TP HCM ôn thi môn sinh học Ảnh: TẤN THẠNH

Vật lý: Làm từ dễ đến khó

Ông Trần Quang Phú, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn, cho biết đề thi vật lý nằm trong tổ hợp khoa học tự nhiên chắc chắn sẽ vẫn theo thứ tự từ câu dễ đến câu khó.

Do đó, thí sinh nên làm như sau: Không cần đọc hết đề mà chỉ đọc kỹ lưỡng từ trên xuống, làm ngay từng câu, tô ngay vào đáp án. Câu nào có chữ sai, chữ không… nên khoanh tròn để nếu cần thì kiểm tra lại vì dễ nhầm lẫn. Câu nào khó đánh dấu chéo để tránh mất thì giờ, sau đó trở lại sau khi làm xong các câu dễ.

Đề vật lý nhiều khi phải vẽ để nhìn (ví dụ mạch xoay chiều). Phải vẽ thật nhanh, không dùng thước, không cần tóm tắt đề. Các năm gần đây, đề vật lý đã có nhiều hình vẽ. Thí sinh cần đọc quen, nắm vững các thông số mà hình vẽ đưa ra.

Ngoài ra, các câu toán khó tập trung ở dao động cơ, sóng cơ và điện xoay chiều. Phần này cần học kỹ lưỡng các công thức, viết nhiều lần mới có thể sử dụng nhanh. Câu thực hành cần biết độ ngờ, sai số của phép đo.

Sinh học: Tăng cường đọc hiểu, vận dụng

Bà Phạm Thu Hằng, giáo viên môn sinh học Trường THPT Tân Bình, cho rằng phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn sinh học cơ bản không khác môn hóa học, vật lý. Vì vậy, thí sinh cần nắm chắc kiến thức của môn.

Vì đề thi bao quaÌt tâÌt cả kiến thưÌc saÌch giáo khoa nên câÌ€n chuÌ troÌ£ng kiến thưÌc saÌch giáo khoa trước tiên, sau đoÌ mới mở rố£ng. Cụ thể, thí sinh cần năÌm chăÌc kiến thưÌc cơ bản, coi kiến thưÌc trong saÌch giáo khoa là nền tảng đế‰ khi găÌ£p câu hỏi vận duÌ£ng, daÌ£ng bài tập, daÌ£ng tiÌch hơÌ£p kiến thưÌc nhiều bài thì đã coÌ kiến thưÌc cơ bản đế‰ làm đươÌ£c.

CaÌc kiến thưÌc cơ bản: Phần di truyền lưu ý cơ chế di truyền ở mức độ phân tử, cơ chế di truyền ở mức độ tế bào, cơ chế di truyền ở mức độ cơ thể, cơ chế di truyền ở mức độ quần thể. Phần biến dị lưu ý đột biến gien, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (khái niệm – phân loại – cơ chế phát sinh – hậu quả – ý nghĩa), đột biến lệch bội, đột biến đa bội. Phần chọn giống lưu ý quy trình tạo giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp – bằng gây đột biến – bằng công nghệ tế bào – bằng công nghệ gien. Phần tiến hóa lưu ý nguyên nhân và cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hoÌa của Darwin, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hoÌa tố‰ng hơÌ£p hiện đại, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất, tiến hóa của loài người. Phần sinh thái nắm vững kiến thức cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

Đế‰ làm đươÌ£c nhiều câu hỏi trong một đề thi trăÌc nghiế£m, kiến thưÌc râÌt nhiều và dàn trải, thí sinh câÌ€n giảm bơÌt hoÌ£c thuố£c loÌ€ng, tăng cươÌ€ng hoÌ£c hiế‰u, hoÌ£c vận duÌ£ng.

Hóa học: Tích lũy điểm từ câu dễ

Ông Trần Trung Trực, giáo viên môn hóa học Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, cho rằng theo đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc gồm 40 câu, trong đó 27 câu lý thuyết (67,5%) và 13 câu toán (32,5%). Độ khó được xếp tăng dần từ trên xuống. Yêu cầu mức độ hiểu nhận biết khoảng 5 điểm, vận dụng mức độ vừa phải đến khó khoảng 4 điểm và vận dụng ở mức độ khó nhiều khoảng 1 điểm.

Do tính chất của kỳ thi vừa để xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh ĐH nên các câu hỏi được xếp theo độ khó tăng dần. Thí sinh cứ theo thứ tự làm để bảo đảm yêu cầu đạt tốt nghiệp THPT. Khi các em làm theo thứ tự sẽ tích lũy những điểm từ các câu dễ đạt nhất. Để làm được các phần này, phần lớn chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản và thí sinh có thể vận dụng ở mức độ dễ và vừa phải. Nếu làm tốt phần này, các em có thể đạt được 5,5-6 điểm.

Phần nâng cao xét tuyển vào ĐH tuy ít điểm hơn nhưng lại là những điểm số phân hóa, xếp loại kết quả của thí sinh. Đa phần là các câu hỏi sử dụng khả năng tư duy cao hơn, kỹ năng tính toán vận dụng linh hoạt giải quyết vấn đề. Thí sinh nên làm bài từ trên xuống vì cấu trúc sẽ vẫn theo độ khó tăng dần. Có khoảng 4-5 câu rất khó dành cho thí sinh đạt điểm 9,5-10.

Trong khi làm bài, thí sinh nên làm phần lý thuyết trước, phần tính toán sau. Phần lý thuyết thường chỉ yêu cầu kiến thức cần nhớ, đánh giá, phân tích và giải quyết ở mức độ đơn giản hơn nên đây là phần các em dễ có điểm an toàn. Nếu nhận thấy yêu cầu kiến thức, giải quyết vấn đề ngoài khả năng của mình thì thí sinh nên dành thời gian quay lại các câu còn ngập ngừng, lúng túng ở mức độ dễ hơn.

Theo: Huy Lân (Giaoduc/NLD)

Bài liên quan

Giảm áp lực khi đi thi: Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

( hieuhoc_hieuhoc.com.). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?  

Bí quyết đạt điểm cao khối B

(hieuhoc_hieuhoc.com) Để đạt điểm cao ở khối B trước hết phải nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức từng môn và lấy đó làm "nguyên liệu" để giải toán.

Cách lấy điểm cao môn Toán kỳ thi THPT

Để giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ 1-4/7). Các thầy cô sẽ tư vấn cách làm bài thi từng môn giúp thí sinh lên kế hoạch ôn tập hiệu quả. Dưới đây là bí kíp làm bài thi môn Toán.  

Học thi đại học: những cẩm nang và bí quyết cần có

(hieuhoc_hieuhoc.com). Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này.

Cùng chuyên mục