Trang chủ / Cách phân tích sự kiện lịch sử khi ôn thi THPT quốc gia
Cách phân tích sự kiện lịch sử khi ôn thi THPT quốc gia
Để đạt kết quả thi tốt nhất, khi ôn tập học sinh cần phải nắm được các nội dung trọng tâm trong chương trình môn sử, hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt yếu, gắn với thời gian, địa danh, nhân vật lịch sử…
Theo tiến sĩ Trần Ngọc Khánh, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, do yêu cầu kiến thức toàn diện, đề thi môn lịch sử của kỳ thi THPT quốc gia đòi hỏi học sinh phải rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo.
Để học môn sử có hiệu quả, học sinh nên nhận thức rằng môn sử giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống dân tộc Việt Nam. Một sự kiện lịch sử luôn diễn ra trong một không gian nhất định và một thời gian cụ thể. Giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam luôn có mối tương quan mật thiết, đó là quá trình phát triển không tách rời của lịch sử dân tộc và nhân loại. Vận dụng vào cuộc sống hiện tại để làm giàu thêm truyền thống dân tộc, từ đó chúng ta thêm yêu quê hương đất nước.
Về nội dung kiến thức học, ôn tập chủ yếu chương trình SGK lịch sử lớp 12 gồm hai phần: Lịch sử Thế giới: 1945-2000 và Lịch sử Việt Nam: 1919-2000.
Thi THPT quốc gia năm nay, Lịch sử là một trong những môn lần đầu thi trắc nghiệm. Để đạt điểm cao, thí sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, nắm vững khái niệm, bản chất của các sự kiện lịch sử.
(hieuhoc_hieuhoc.com). Làm thế nào để thi môn Lịch Sử đạt điểm cao? Ôn thi như thế nào và cách làm bài như thế nào? Sau đây là những lỗi thường mắc phải và các điều bạn cần lưu ý.