Cách làm việc với đồng nghiệp không hợp tác

Những cá nhân bất hợp tác trong nhóm không chỉ làm mọi người khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến năng suất của cả nhóm.

Khi một thành viên trong nhóm bày tỏ thái độ bất hợp tác thì điều nguy hiểm là họ có thể lan truyền bầu không khí tiêu cực đó đến những người xung quanh.

“Chúng ta đều nhận ra và dần bị những tín hiệu tinh vi từ người khác ảnh hưởng đến thái độ và hành động”, Susan David – Sáng lập Viện Huấn luyện Harvard/McLean (Mỹ), tác giả quyểnEmotional Agilitychia sẻ với trangHavard Business Review.

“Điều này dẫn đến hiệu suất của toàn đội bị giảm sút, mức độ cam kết với công việc cũng xuống thấp và đội ngũ dần mất tập trung vào mục tiêu chung”. Theo David, sự bỏ mặc chỉ làm vấn đề trở nên tệ hơn.

“Có rất nhiều cảm giác tiêu cực phát sinh khi một thành viên không đảm nhiệm nổi công việc chung”, Allan Cohen – Giáo sư Quản lý tại Trường Babson (Mỹ), tác giả của quyểnInfluence Without Authoritychia sẻ. “Thời gian càng kéo dài thì tình hình càng tồi tệ, vì các thành viên còn lại trong nhóm sẽ bắt đầu bực tức với sự sụt giảm này”.

Nếu bạn đang gặp khó khăn vì một đồng nghiệp bất hợp tác trong nhóm thì đây là những cách để bạn có thể làm việc tiếp tục với họ.

1. Đừng vội kết luận

Giả định về lý do dẫn đến một hành vi nào đó của người khác là phản ứng tự nhiên của con người, ngay cả khi chúng ta không có bằng chứng nào. Theo Cohen, “đó là cách não bộ của chúng ta hoạt động”. Song các phán đoán này không phải lúc nào cũng đưa đến kết luận chính xác.

Thay vì phỏng đoán mơ hồ, Cohen gợi ý “nên chủ động tìm hiểu trước”. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi của họ có thể làm bạn bất ngờ. Đó có thể là vì họ đang phải đối diện với một tình huống căng thẳng ở nhà, dẫn đến sự phân tâm trong công việc. Hoặc, họ cảm nhận được những áp lực tại văn phòng mà bạn không nhận thức được. Hoặc, họ không biết góp sức như thế nào là tốt nhất.

2. Bắt đầu bằng đối thoại

Tiếp cận đồng nghiệp của bạn bằng những câu hỏi thân thiện, thay cho sự dò xét. Nếu bạn không phải là trưởng nhóm thì “hãy xem đây là cơ hội tốt để thực tập khả năng lãnh đạo của bạn”, David nói.

Bạn có thể hỏi rằng: “Có điều gì khác đang xảy ra với bạn hiện tại không?” hoặc “Thường thì bạn lấy động lực làm việc từ đâu?”. Những câu hỏi này nhằm mang đến cho bạn thông tin về góc nhìn của đồng nghiệp.

3. Kết nối họ với nhóm

Các vấn đề nghiêm trọng sẽ bắt đầu phát sinh khi các thành viên dần tránh xa cá nhân không hoàn thành tốt công việc. Khi đó, hãy trở thành cầu nối giữa hai bên. Bạn cần đảm bảo là không ai bị loại ra khỏi các câu chuyện chung của nhóm.

Cân nhắc mời đồng nghiệp của bạn đi cà phê hoặc ăn trưa để hiểu hơn về họ. Nếu tiện, bạn có thể rủ thêm một, hai đồng nghiệp khác để dần tạo sự thấu hiểu chung. Càng nhiều cơ hội để tương tác thì bầu không khí thân thiện sẽ càng gia tăng trong nhóm.

3. Kiểm tra lại sứ mệnh của nhóm

Đôi khi, thái độ bất hợp tác của một thành viên là dấu hiệu tốt để nhắc bạn kiểm tra lại những vấn đề tiềm ẩn của đội ngũ hiện tại. Đó có thể là vì phương pháp tiếp cận chung của cả nhóm đang không ổn, hoặc nhiệm vụ bạn đưa ra chưa rõ ràng, Cohen cho biết.

Nhân cơ hội này, hãy dành thời gian trò chuyện cùng cả nhóm để xác lập lại tầm nhìn chung và phương pháp để đi đến đích của cả nhóm là gì. Sự rõ ràng sẽ thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả và chính xác hơn.

4. Xác định rõ vai trò mỗi thành viên

Một khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về nhiệm vụ hiện tại, bạn sẽ cần xác định rõ vai trò của từng thành viên trong nhiệm vụ đó.

Đừng giả định rằng ai cũng biết rõ họ cần phải làm gì. Lối suy nghĩ này có thể dẫn đến việc những thành viên không biết rõ nhiệm vụ của họ là gì sẽ trở nên bất hợp tác.

Bằng việc xác định rõ vai trò của đồng nghiệp, bạn có thể tìm hiểu xem người đồng nghiệp đó có đang hiểu nhầm về công việc hiện tại hay không. Nếu có, bạn có thể giúp họ xác định rõ vai trò cũng như thời hạn hoàn tất các công việc.

5. Xác định các cơ hội để động viên

Một thành viên trở nên xa cách với đồng nghiệp cũng có thể là vì họ đang cảm thấy nhàm chán với công việc hiện tại. Họ có thể muốn được thử thách nhiều hơn hoặc có cơ hội để phát triển những kỹ năng hiện tại.

Nếu đồng nghiệp của bạn ở trường hợp này, “hãy nghĩ về những vị trí phù hợp khác mà họ có thể đảm nhiệm trong nhóm”, David cho biết. Hãy tìm các cách để tế nhị khen ngợi những kỹ năng của họ với các thành viên khác, hoặc tạo điều kiện để họ có thể học thêm điều họ muốn.

Các nguyên tắc cần nhớ

Nên:

Tìm hiểu sở thích, mức độ ưu tiên và động lực của đồng nghiệp để có cảm quan tốt hơn về quan điểm cũng như nguyên nhân chi phối các hành vi của họ.

Giám sát cách các thành viên đang hiểu về mục tiêu và mục đích chung

Tìm kiếm cơ hội nâng cao kỹ năng của những thành viên bất hợp tác.

Không nên:

Tự mặc định lý do dẫn đến hành động của nhân viên mà không trò chuyện với họ trước.

Làm các thành viên trong nhóm nghi ngờ lẫn nhau.

Cho rằng mọi người đều đã biết rõ họ cần làm gì.

LÂM NGHI (theo HBR/DNSGCT)

Bài liên quan

Kỹ năng lãnh đạo nhóm

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngày nay, kỹ năng lãnh đạo nhóm là rất quan trọng nếu muốn thành công đối với mỗi cá nhân ở tất cả các cấp bậc trong nhiều ngành nghề khác nhau. 

Cá tính, phong cách sống của mình và của người.

(Hiếu học). Khi nhận ra phong cách sống của mình và của người khác, nhận ra được cá tính của họ, bạn sẽ trở thành người cầm lái điều khiển. Bạn sẽ biết nên và không nên nói điều gì với ai; ai đáng hợp tác, ai không để đưa ra các quyết định thích hợp và nhất là bạn sẽ trút bỏ được những căng thẳng không đáng có.  

Học cách cảm thông.

(Hiếu học). Học cách thông cảm là cách tốt nhất để trở thành một người dễ mến, sâu sắc, lôi cuốn và hạnh phúc hơn. Để thông cảm với một ai là việc không hề khó, chỉ cần sẵn lòng đặt mình vào đỉa vị của người đó. Vậy cảm thông là gì? Và làm thế nào để có thể học cách cảm thông?

Cùng chuyên mục