Các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung

Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam về công tác tuyển sinh năm 2016 của các trường. Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu Hiệp hội tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung, hạn chế tình trạng thí sinh ảo.

Một nhóm GX khác tại Đà Nẵng cũng đã được đồng ý thựchiện tuyển sinh như phương thức do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì.

Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm nay sẽ được tổ chức từ ngày1 đến ngày 04/7/2016 tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi có kết quả của kỳ thi, các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng (gọi chung là các trường) thực hiện công tác tuyển sinh đến ngày 15/11/2016.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, để tổ chức tốt công tác tuyển sinh năm 2016 của các trường, đảm bảo công bằng, thuận lợi cho thí sinh và nhà trường, Bộ đề nghị Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp thực hiện một số công việc

Theo đó, Hiệp hội cần thông tin kịp thời, đầy đủ các quy định về tuyển sinh, kết quả tuyển sinh của trường theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành và các văn bản hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016.

Tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung, hạn chế bất cập của thí sinh ảo, tạo thuận lợi cho nhà trường và thí sinh.

Nắm bắt các vướng mắc phát sinh trong quá trình xét tuyển đại học, cao đẳng, tư vấn đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời các tình huống.

Tuyên truyền những lợi ích thiết thực của việc đổi mới tuyển sinh để tạo sự đồng thuận trong xã hội;

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu Hiệp hội tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kết thúc tuyển sinh năm 2016; đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới kỳ tuyển sinh năm 2017 và những năm tiếp theo.

Tính đến thời điểm này, nhóm GX đã triển khai công tác xét tuyển đại học năm 2016 với 11 trường ĐH tham gia gồm: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Ngoại thương, ĐH Thủy lợi, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải; Học viện Ngân hàng và ĐH Thăng Long.

Trong đó, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đảm nhiệm vai trò chủ trì thực hiện Đề án tự chủ tuyển sinh nhóm trường.

Đề án tuyển sinh nhóm GX là cơ sở để thực hiện một phương thức xét tuyển chung dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 trên tinh thần tự nguyện và cam kết tham gia của một số trường đại học trong khu vực.

Có thể đăng ký xét tuyển vào trường ngoài nhóm

Theo phương thức tuyển sinh của nhóm GX, thí sinh phải sắp xếp các NV theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới trong phiếu đăng ký xét tuyển (ĐKXT) – mẫu được thiết kế cho nhóm. Thí sinh có thể sử dụng số NV tối đa được phép của từng đợt xét tuyển (4 NV trong đợt 1 và 6 NV trong các đợt xét tuyển bổ sung) để ĐKXT vào nhiều trường trong nhóm.

Ngoài ra, thí sinh có thể ĐKXT vào 1 trường trong nhóm và 1 trường ngoài nhóm GX. Tuy nhiên, nếu thí sinh đã ĐKXT vào 2 trường trong nhóm ở đợt 1 hoặc 3 trường trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được ĐKXT vào trường ngoài nhóm (do vượt số trường tối đa được phép ĐKXT theo quy định của quy chế tuyển sinh).

Theo: (Giáo Dục)

Bài liên quan

ĐH Quốc gia TP.HCM liên kết xét tuyển

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển sinh 14.000 chỉ tiêu, vẫn thực hiện xét tuyển liên kết giữa các trường thành viên nhưng có một số điều chỉnh so với năm trước và mở rộng cho các trường bên ngoài.

Cùng chuyên mục