Các ngành xã hội, nhân văn, tâm lý, báo chí và truyền thông.

(Hiếu học) Nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm cả các chuyên ngành như tâm lý, báo chí, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, địa lý… là những ngành dành cho các bạn thích nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa xã hội và phát huy khả năng tư duy của mình. Nhìn chung, khối ngành khoa học xã hội không có nhiều biến động trong những năm gần đây.

Đoàn trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM thực hiện kế hoạch công tác năm Thanh niên 2011. (Ảnh: Sức trẻ nhân văn)

Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến trong năm 2011 của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tăng khoảng 1% chỉ tiêu so với năm 2010 (chỉ tiêu năm 2010 là 2.800). Cụ thể như sau:

Các ngành đào tạo đại học

Ngành đào tạo Mã ngành Khối thi Chỉ tiêu

Văn học và Ngôn ngữ 601 C,D1 200

Báo chí và Truyền thông 603 C,D1 130

Lịch sử 604 C,D1 170

Nhân học 606 C,D1 60

Triết học 607 A,C,D1 120

Địa lý 608 A,B,C,D1 130

Xã hội học 609 A,C,D1 180

Thư viện thông tin 610 A,C,D1 120

Đông phương học 611 D1 140

Giáo dục 612 C,D1 120

Lưu trữ học 613 C,D1 60

Văn hóa học 614 C,D1 70

Công tác xã hội 615 C,D1 70

Tâm lí học 616B,C,D1 70

Đô thị học 617 A,D1 70

Du lịch 618 C,D1 90

Nhật Bản học 619 D1,6 90

Hàn Quốc học 620 D1 90

Ngữ văn Anh 701 D1 270

Song ngữ Nga – Anh 702 D1,2 70

Ngữ văn Pháp 703 D1,3 90

Ngữ văn Trung Quốc 704 D1,4 130

Ngữ văn Đức 705 D1,5 50

Quan hệ Quốc tế 706 D1 160

Ngữ văn Tây Ban Nha 710 D1,3,5 50

– Ba chuyên ngành: chuyên ngành Đông Nam Á học; chuyên ngành Quan hệ quốc tế; Chuyên ngành Việt Nam học đào tạo kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực địa lý, lịch sử, văn hóa dân tộc các nước Đông Nam Á, lịch sử tư tưởng – lịch sử nghệ thuật các nước Đông Nam Á, văn hóa – văn minh phương Đông, lịch sử quan hệ Việt Nam – Đông Nam Á, chiến lược phát triển các nước Đông Nam Á, nghi thức ngoại giao quốc tế, thể chế chính trị thế giới, nghiệp vụ hành chính nhà nước, truyền thông đại chúng các nước Đông Nam Á, kỹ thuật đàm phán, ngoại ngữ… Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, du lịch, chính trị, giáo dục hoặc các công ty nước ngoài (nhất là các công ty của các nước Đông Nam Á sẽ đầu tư tại Việt Nam).

– Ngành tâm lý: Có nhiều lĩnh vực tâm lí là tâm lí giáo dục, tâm lí trong bệnh viện cho bệnh nhân, tâm lí khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh, tâm lí tội phạm… Nói chung những ngành nghề khác nhau sẽ có những ngành tâm lí khác nhau. Để làm công việcnày bạn cần phải biết lắng nghe, vì chỉ có những điều người ta chỉ nói với chuyên gia tư vấn, thứ hai là phải chịu đựng, thứ ba là phải có giọng nói tốt để người khác có thế� cảm nhận và được chia sẻ. Đó là những tố chất cần có. Bất kì tổ chức, cơ quan nào cũng cần ngành tâm lí. Các bạn cũng có thể đi theo các chuyên ngành khác rồi học bằng thứ hai về tâm lí.

– Ngành báo chí: Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh ngành báo chí cho cả hai khối C và D. Do đó, các bạn xem xét mình có thế mạnh về môn học nào để chọn khối thi có khả năng trúng tuyển cao hơn.Nghề báo đòi hỏi người làm nghề chịu được áp lực cao, vì đây là nghề có tính cạnh tranh cao. Để làm được nghề này, không chỉ giỏi viết lách mà còn phải có sự nhạy bén để phát hiện đề tài, có sức khỏe để đi săn tin và có khả năng lao động ngoài giờ hành chính…

ĐH Huế thành lập khoa Báo chí – Truyền thông: Năm 2011 trường sẽ thành lập (theo quyết định số 245/QĐ- ĐHH- TCNS ngày 22/2/2011) khoa Báo chí – Truyền thông (trước đây là bộ môn Báo chí – Truyền thông) trực thuộc Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế). Theo đó Khoa Báo chí- Truyền thông sẽ bao gồm ba bộ môn chính là: Bộ môn Báo in – lí luận báo chí, bộ môn Báo phát thanh – truyền hình và bộ môn Biên tập – xuất bản – quan hệ công chúng.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Dự kiến tăng 100 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu vào Học viện là 1.550 và 200 chỉ tiêu văn bằng 2.

– Ngành ngữ văn Cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới; rèn luyện kỹ năng tư duy lý luận, phương pháp luận nghiên cứu văn học; nâng cao khả năng cảm thụ văn học; trang bị cho sinh viên kiến thức văn hóa, văn học để đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau. Ở một số trường, ngành văn học có thể được đào tạo với các chuyên ngành như chuyên ngành văn học,chuyên ngành ngôn ngữ học, chuyên ngành Hán – Nôm.

Nơi có thể sử dụng sinh viên tốt nghiệp: các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội, nhà xuất bản, cơ quan thông tấn – báo chí, cơ quan văn hóa, phát thanh truyền hình… từ trung ương đến địa phương; các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.

– Ngành lịch sử: Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tiến trình lịch sử dân tộc và tiến trình lịch sử nhân loại, giúp sinh viên nắm vững các phương pháp nghiên cứu lịch sử và có khả năng thích ứng trước những yêu cầu khác nhau của xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về khảo cổ học, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cử nhân lịch sử có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan đoàn thể xã hội có liên quan và sử dụng đến kiến thức lịch sử, hoặc có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng và phổ thông.

– Ngành triết học: Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến giúp sinh viên nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có thể vận dụng vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội. Đồng thời giúp sinh viên hình thành và phát triển thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, có lối sống đúng đắn, lành mạnh.

Sau khi học xong chương trình, cử nhân triết học có thể làm việc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu các khoa học triết học và các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cử nhân triết học có thể tiếp tục học lên bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) để trở thành những chuyên gia có trình độ cao về các khoa học triết học (Triết học Mác -Lênin, Lịch sử triết học, Lôgic học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Mỹ học, Đạo đức học, Tôn giáo học, Triết học trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội).

– Nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngành tiếng Anh, tiếng Pháp, song ngữ Nga – Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức. Tốt nghiệp có thể làm công tác biên dịch, phiên dịch, cho các cơ quan văn hóa xã hội, ngoại giao, các tổ chức khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, các viện nghiên cứu hoặc làm công tác nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ đã tốt nghiệp.

Nhiều ngành khoa học xã hội – nhân văn tuyển sinh khối A

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), cho biết năm 2011, bên cạnh hai khối thi truyền thống là C và D, trường sẽ tuyển sinh cả khối A cho 10 ngành đào tạo.

Như vậy, trừ các ngành công tác xã hội, văn học, ngôn ngữ học, lịch sử, báo chí, Hán Nôm, Đông phương học và Việt Nam học, các ngành còn lại của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội đều sẽ tuyển sinh khối A. (Năm 2010, năm đầu tiên trường bắt đầu tuyển sinh khối A, tất cả học sinh thi khối A có điểm thi đại học từ 17 trở lên đều đã trúng tuyển vào các ngành của trường).

Nhân Văn tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Ngành công tác xã hội: nhiều năng động, giàu nhân ái.

(hieuhoc_hieuhoc.com.). Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội là ngành làm những công việc giúp đỡ những nhóm người yếu thế trong xã hội. Những nhóm người không được như những nhóm người khác, đó là: những người già không có khả năng nuôi sống bản thân, những người tàn tật gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc, những trẻ em mồ côi lang thang cơ nhở, những người nghèo không có khả năng cho con đi học, không có cơ hội về vốn để làm ăn….

Ngành Tâm lý học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Ngành Tâm lý học đào tạo như thế nào, học ở đâu là tốt nhất? Trường sư phạm có ngành tâm lý không, đào tạo như thế nào? Sau khi tốt nghiệp, ra trường làm việc ở đâu? Hành nghề tư vấn Tâm lý cần những tố chất gì ?

Ngành Khoa học Xã hội: Quản trị truyền thông

(hieuhoc_hieuhoc.com) Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông đang đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị truyền thông và các chuyên gia trong lĩnh vực này. 

Ngành xã hội – nhân văn.

(Hiếu học). Điểm chuẩn của các ngành thư viện – thông tin, giáo dục (quản lý giáo dục và tâm lý giáo dục), xã hội, nhân học...  rất thấp, 3 năm gần đây chỉ cao hơn điểm sàn 1 điểm.

Cùng chuyên mục